Một ngày lạnh nhất từ đầu đông ở Hà Nội,ôitrâuthảrôngngườiđànôngkiếmbạctỷsauvàinătrận bóng đá trực tiếp anh Long ở Yên Nghĩa, Hà Đông thức dậy muộn hơn trong căn lều dựng tạm giữa cánh đồng hoang.
Vơ vội chiếc chìa khóa treo trên đầu chiếc giường, anh mở cổng cho đàn trâu hơn 50 con của gia đình đi kiếm ăn.
Đàn trâu lúc nhúc chen nhau lội xuống ao nước trong khu đất hoang uống nước, sau đó tỏa ra đi tìm thức ăn. Anh Long tay cầm chiếc gậy, ngồi lên xe máy bám theo đàn trâu. Khi chúng mải mê gặm cỏ, anh tranh thủ làm các công việc cá nhân.
Hơn chục năm làm nghề chăn trâu ở Thủ đô, anh Long sống với đàn trâu nhiều hơn sống ở nhà. Nhìn có vẻ vất vả nhưng thực tế việc chăn trâu giữa lòng Hà Nội theo anh Long đánh giá là công việc... "nhàn tênh".
"Từ những năm 2007, khi ruộng đất bị thu hồi để làm dự án, xây dựng các khu chung cư. Nhiều mảnh đất bị bỏ hoang, chưa xây dựng tạo thành những cánh đồng lớn, cỏ mọc um tùm. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc chăn trâu từ đó", anh Long kể.
Ban đầu anh Long chỉ nuôi trâu thịt, tìm mua những con trâu gầy còm sau đó mang về vỗ béo. Sau vài tháng trâu béo tốt, tăng cân lúc này anh mới bán cho thương lái kiếm tiền chênh lệch.
Tuy vậy, nếu chỉ chăn vỗ béo vài con thì lợi nhuận không được là bao, trong khi đó giá một con trâu lúc nào cũng rơi vào khoảng 30 đến 40 triệu đồng. Để có một đàn trâu anh Long cũng phải bỏ ra một số vốn không hề nhỏ.
"Nuôi trâu vỗ béo được một thời gian, tôi chuyển sang nuôi trâu sinh sản. Tôi nhớ thời điểm đó trong đàn trâu của mình có cả trâu đực và trâu cái, đến thời kỳ sinh sản chúng tự giao phối rồi mang thai.
Khi phát hiện trâu cái mang thai tôi không bán, 11 tháng sau, trâu cái đẻ ra một con nghé con. Nuôi nghé vài tháng tôi bán được 8 triệu đồng. Tính đi tính lại, việc nhân đàn theo cách này có lời hơn", anh Long tiết lộ.
Bên cạnh những con trâu có thể sinh sản trong đàn, anh Long mò mẫm tìm mua thêm những con trâu cái và cả trâu đực khác. Qua nhiều năm, đàn trâu của nhà anh Long đã lên tới hơn 50 con, số lượng nghé bán ra thị trường thường xuyên.
"Nuôi trâu không khó, cơ bản chỉ cần nắm bắt được tập tính của nó. Về thức ăn, trâu ăn tất các loại cỏ không giống như bò, do vậy nguồn thức ăn từ những cánh đồng bỏ hoang là rất lớn. Chúng ăn đến đâu lại thải phân ra chỗ đó làm cho cỏ mọc nhanh và tốt hơn", anh Long nói.
Để trâu béo tốt phải được ăn no, một đàn trâu hơn 50 con lượng thức ăn mỗi ngày tiêu thụ rất lớn. Một cánh đồng cỏ là không đủ, để đảm bảo nguồn thức ăn cho trâu, anh Long phải liên tục thay đổi địa điểm.
Để nuôi được trâu với số lượng lớn cần phải lựa chọn địa điểm để làm chuồng cho hợp lý, bên cạnh nguồn thức ăn dồi dào phải có cả nguồn nước để cho trâu uống, tắm mát vào mùa hè. Thời tiết ở Hà Nội vào mùa đông cũng không lạnh như ở vùng cao nên chuồng trại không cần che chắn cẩn thận.
"Mất nhiều thời gian tôi mới chọn được địa điểm là cánh đồng này, bên cạnh những cánh đồng cỏ rộng lớn ở đây còn có một hồ nước tự nhiên, một địa điểm lý tưởng để làm nơi cư trú cho trâu", anh Long nói.
Để làm chuồng cho trâu, anh Long tận dụng một phần tường bao khu đô thị. Phần còn lại anh đào đất rồi cắm cọc sắt sau đó dùng dây thép căng nhiều vòng tạo thành một cái chuồng trâu khổng lồ.
Trâu có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, thả trâu giữa lòng thành phố nên cũng không lo bị trộm cắp. Về mùa đông, trời ít mưa lại hanh khô nên lượng thức ăn cho trâu trở nên khan hiếm. Do vậy, để kiếm được nhiều thức ăn hơn thì đàn trâu phải di chuyển nhiều hơn.
Theo anh Long, một con trâu thịt trên thị trường hiện có giá khoảng 40 đến 50 triệu đồng, nghé con có giá khoảng 8 đến 10 triệu đồng. Với đàn trâu hơn 50 con của mình nếu bán đi anh Long sẽ thu về bạc tỷ. Việc chăn thả hoàn toàn tự nhiên khiến thịt trâu rắn chắc, thơm ngọt nên được thương lái và các nhà hàng rất ưa chuộng.
"Công việc chăn trâu không có gì vất vả nhưng cũng tốn thời gian, sáng lùa trâu đi ăn, chiều lại lùa về chuồng, tối đến phải ngủ bên cạnh chuồng trâu để trông nom. Tôi không biết nghề chăn trâu này sẽ tồn tại được đến khi nào.
Đến thời điểm nào đó những cánh đồng hoang được đầu tư xây dựng thành các khu đô thị thì nghề chăn trâu của tôi cũng sẽ bị xóa sổ", anh Long nói.
Theo Dân trí
Thất nghiệp vì Covid-19, Hồng về quê Lạng Sơn để tìm cách sản xuất mì ngô - loại cây lương thực từng gắn bó suốt tuổi thơ của cô.