Cô bé lớp 6 mang thai mà không ai biết
Nhận thông tin nạn nhân mới được Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em TPHCM tiếp nhận hỗ trợ,ịchnhữngđứatrẻsắpsinhconnhưngchamẹkhôngbiếkèo 2.5/3 là gì bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, bức xúc vì nạn nhân chỉ là đứa trẻ mới 11 tuổi (SN 2013), mang thai 6 tháng mà cả gia đình và nhà trường đều không hay biết.
Theo báo cáo của chương trình, bé gái này đang học lớp 6, bé có thai nhưng gia đình không để ý, nghĩ là bé tăng cân. Đến khi thấy bụng bé ngày càng to, mẹ bé đưa đi khám thì phát hiện đã có thai 26 tuần tuổi.
Thời điểm gia đình đưa bé đến bệnh viện Hùng Vương chuẩn bị sinh, được cán bộ Mô hình một cửa tiếp nhận hỗ trợ thì thai đã được 35 tuần 4 ngày.
Sau khi tiếp nhận, cán bộ mô hình một cửa đã triển khai các bước hỗ trợ tâm lý, y tế, pháp lý cho nạn nhân theo quy trình. Tuy nhiên, khó khăn là gia đình dự kiến không muốn tìm hiểu sâu xa nguyên nhân bé có thai, chỉ mong muốn được tự giải quyết vấn đề, không muốn cho nhiều người biết. Cha mẹ bé dự định chờ bé sinh xong sẽ tiếp tục nuôi con của bé và cho bé đi học lại.
Trường hợp bé gái tên C. cũng tương tự. Đến ngày sinh, cô bé chỉ mới 15 tuổi. Bé học hết lớp 4 thì nghỉ ở nhà, mẹ bé mất sớm nên không có người quan tâm, quen bạn trai qua mạng xã hội được vài tháng thì có thai. Cha bé không biết mối quan hệ của C. với bạn trai và không muốn can thiệp pháp lý, từ chối tiếp nhận hỗ trợ.
Trong danh sách nạn nhân mà Mô hình một cửa tiếp nhận gần đây còn có bé gái mới 14 tuổi đã phải sanh mổ. Bé học hết lớp 5 đã nghỉ học để đi làm, sống tại Cần Giờ cùng cha mẹ ruột, các anh chị em và bạn trai. Mới 14 tuổi nhưng bé đã quen bạn trai được 2 năm, gia đình biết nhưng không can thiệp, cũng từ chối hỗ trợ pháp lý.
Một bé gái khác mới 15 tuổi cũng sinh mổ tại bệnh viện Hùng Vương. Bé học hết lớp 9 thì nghỉ, đi bán hàng rong, sống ở quận 8 cùng cha mẹ ruột, bạn trai và các em. Bé có bạn trai từ khi 13 tuổi, gia đình đồng thuận và từ chối hỗ trợ pháp lý.
Trẻ em sinh trẻ em rồi ai chăm sóc ai?
Theo số liệu thống kê của Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em TPHCM, từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2024, chương trình đã tiếp nhận 133 nạn nhân bị xâm hại, bạo lực; trong đó có đến 114 ca là quan hệ đồng thuận, 14 bị xâm hại và 5 ca bạo lực.
Điều đáng quan tâm là hầu hết nạn nhân đều là bé gái và người chưa thành niên, chỉ có 5 trường hợp là người trưởng thành. Trong khi đó, nhóm thủ phạm chỉ có 1 trẻ em, nhóm 16-18 tuổi là 20 người, còn lại đều lớn tuổi.
Điều đáng báo động là trong 133 ca đã tiếp nhận thì có đến 103 ca gia đình chấp nhận việc nạn nhân bị xâm hại (chiếm 77,44%); chỉ có 13 gia đình báo công an, tố giác, khởi kiện (chiếm 9,8%); 2 gia đình đã báo công an nhưng sau đó bãi nại, thương lượng; 7 gia đình che giấu; 4 gia đình không chia sẻ thông tin gì...
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác hỗ trợ, xử lý thủ phạm để tạo tác dụng răn đe, cảnh báo và bảo vệ quyền lợi của bé gái bị xâm hại.
Theo bà Trần Thị Kim Thanh, điều đáng báo động hơn là có rất nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại khi còn đang đi học, nạn nhân mang thai rất nhiều ngày nhưng cả gia đình và nhà trường, những người có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ, lại không hề hay biết. Đến khi thai đã rất lớn, bị phát hiện thì chỉ có thể chờ sinh con và nuôi dưỡng.
Thống kê của chương trình cho thấy, trong 133 ca đã tiếp nhận có 19 trẻ đang còn đi học; trong đó có 6 trẻ học cấp 3, 11 trẻ học cấp 2, thậm chí có 2 trẻ đang còn học cấp 1.
Bà Kim Thanh lo lắng việc xâm hại từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ là một phần, một phần khác là trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ đứa con sẽ rất khó khăn khi nạn nhân chỉ mới là đứa trẻ 13-14 tuổi. Việc này sẽ tác động tiêu cực đến tương lai sau này của cả 2 mẹ con bé gái.
"Cứ tưởng tượng đứa trẻ mới 13-14 tuổi, đang tuổi ăn tuổi chơi đã phải sinh con, trẻ em sinh trẻ em thì sau này chăm sóc, nuôi dưỡng nhau ra sao?", bà Kim Thanh chia sẻ.