Hôm lễ cưới cháu trai tôi,ộtbàithơviếttặngđámcướicủamìnhthìquáđặcbiệtquáhạnhphúkèo nhà cái ty le một số người đề nghị tôi đọc thơ. Đọc thơ vốn là đam mê của tôi. Thế mà hôm đó không dám đọc thơ.
Mỗi thời đúng là mỗi khác. Cách đây mới mấy chục năm, những người làm thơ và yêu thơ có nhu cầu đọc thơ và nghe thơ rất nhiều. Bây giờ ai mà đọc thơ giữa đám đông thường bị coi là "dở hơi". Nhiều người nửa đùa nửa thật đòi phải trả tiền nếu ai đó muốn đọc thơ.
Tình trạng như vậy là do "thơ sợ người" hay "người sợ thơ". Tôi nghĩ là do cả hai phía. Mà lý do nào cũng là bất thường. Đã là bất thường thì chẳng mấy khi hay ho ví như "họp bất thường chẳng hạn". Buồn.
Mấy năm trước, tôi đọc tờ Boston Globethấy thông tin các cuộc đọc thơ khá nhiều trong tuần. Được biết các thành phố ở Mỹ cũng thế. Theo dõi Facebook của một số bạn bè là nhà thơ ở Mỹ, Colombia, Hàn Quốc, Ai Cập, Úc... thấy họ thường xuyên có các cuộc đọc thơ. Dù là giàu như Mỹ nhưng việc sinh hoạt thơ ca vẫn là một sinh hoạt thường xuyên được công chúng quan tâm.
Hội nhà văn chuẩn bị khai trương Trung tâm phát triển và quảng bá sách văn học tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội. Hội nhà văn sẽ phục hồi sinh hoạt đọc thơ một cách tốt nhất.
Tôi cưới vợ cách đây ngót 40 năm. Đám cưới tôi tổ chức ở làng Chùa và có các nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Anh Chi, Nguyễn Thành Phong, Trương Nhân Huyền... về dự. Các nhà thơ đã đọc thơ trong đám cưới tôi. Nhà thơ Nguyễn Thành Phong còn viết một bài thơ cực hay có tên Đưa dâu về sông Đáyđể tặng tôi. Quà cưới thế mới là quà cưới chứ. Trong vài trăm phong bì tiền mừng đám cưới mà có một phong bì đựng một bài thơ viết tặng đám cưới của mình thì quá đặc biệt, quá hạnh phúc. Tin tôi đi.
Còn tôi hôm đó cũng đọc thơ. Chú rể mà đọc thơ thì mới khủng. Bây giờ bói cũng không ra được chú rể (là nhà thơ) đọc thơ trong ngày cưới của mình. Lịch sử không lặp lại đâu nhé.
Nếu có kiếp sau tôi lại lấy vợ và lại thích các nhà thơ đọc thơ trong đám cưới của mình. Đương nhiên tôi cũng đọc thơ.
(Ảnh: NVCC)