Có chung sức mới dẹp được sách giả
Những năm gần đây,ámđốcNXBĐạihọcHuếKhódẹpsáchgiảnếukhôngchungsứkết quả tỷ số ý vấn nạn sách giả không những không được đẩy lùi mà ngày càng có dấu hiệu lớn mạnh hơn, lợi dụng vào sự bùng nổ của công nghệ và Internet. Cụ thể, công nghệ hiện đại đã đẩy nhanh tốc độ sao chép của những “trùm lậu sách”. Nếu như trước đây, cần vài tháng hoặc vài tuần để làm ra một đầu sách nhái thì giờ đây có thể chỉ mất vài ngày. Bên cạnh những kênh mua bán trực tuyến khó quản lý, sách giả cũng tìm được cách vượt ra khỏi phạm vi của những chiếu sách vỉa hè, các cửa hàng nhỏ lẻ ở nông thôn, vùng ven để len lỏi vào tận các nhà sách ở những đô thị lớn. Bị bủa vây trên mọi mặt trận, cả người tiêu dùng lẫn người làm sách chân chính đang đứng trước những tình thế nguy cấp hơn bao giờ hết.
Nhiều năm qua, các nhà xuất bản (NXB), doanh nghiệp tư nhân trong ngành sách đã chủ động tự bảo vệ mình bằng nhiều cách khác nhau để hạn chế sách lậu, sách giả. Một số NXB đã tự tổ chức mạng lưới cộng tác viên để phát hiện, truy vết sách giả và báo cáo cho các cơ quan chuyên trách. Tuy vậy, do nguồn lực có hạn trong khi quy mô sách giả trên thị trường quá lớn, họ chỉ có thể tập trung truy vết đối với một vài đầu sách bán chạy nhất. Vì thế, nỗ lực này tuy mang lại một vài kết quả nhất định nhưng vẫn chỉ như “muối bỏ bể”.
Bên cạnh công tác truy vết, các NXB, công ty sách đã đẩy mạnh ứng dụng các loại tem thông minh, tem Hologram (tem 7 màu), tem nhiệt… giúp phân biệt sách thật - giả. Tuy nhiên, biện pháp này có hiệu quả khá hạn chế do đa số người tiêu dùng hiện nay chưa biết cách hoặc chưa có thói quen kiểm tra tem chống hàng giả. Theo thông tin từ Hội thảo “Ứng dụng tem điện tử vào quản lý sản phẩm in và phòng chống in lậu”, hiện chỉ có 3% độc giả tại Việt Nam sẵn sàng cào tem để phân biệt sách thật - sách giả. Ngoài việc ứng dụng các loại tem hiện đại, các đơn vị xuất bản cũng thường xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn cụ thể những dấu hiệu giúp người dùng nhận biết sách giả, sách lậu.
Điều đáng nói là cả hai biện pháp trên sẽ “đổ sông đổ biển” nếu không có sự hợp tác tích cực từ phía người tiêu dùng. Để sách giả không còn đất sống, trước tiên, người dùng cần trang bị cho mình kiến thức về cách phân biệt sách giả, sách thật và nên chọn mua sách ở những nhà phân phối uy tín thay vì những chiếu sách lề đường, cửa hàng nhỏ lẻ hoặc trang bán hàng online không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, người mua nên có thói quen bóc tem hoặc kích hoạt mã code đi kèm với sách, xem xét cẩn thận chất lượng giấy, chữ in, màu sắc… ngay tại chỗ để đồng kiểm và tạo áp lực cần thiết cho người bán.
Song song với nỗ lực của NXB và người tiêu dùng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan hữu quan mới mong triệt hạ được nạn sách giả. Những hình thức xử lý hiện nay như tịch thu tang vật, phạt hành chính với số tiền vài chục triệu đồng vẫn chưa đủ sức răn đe. Vì thế, bên cạnh những đợt truy quét, cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các cơ sở in ấn, gia công, tiêu thụ sách giả mới hy vọng bài trừ được vấn nạn này.
Cách phân biệt sách thật - sách giả
Người tiêu dùng nên chọn mua sách ở những nhà sách uy tín, đồng thời lưu ý kiểm tra bìa sách, màu sắc, chất lượng giấy in, chữ in, nội dung bên trong cũng như mã kích hoạt trên mỗi cuốn SGK. Ví dụ, với SGK tiếng Anh i-Learn Smart Start, sau khi cào lớp tráng bạc, người mua có thể sử dụng mã kích hoạt để truy cập và kích hoạt ngay trên hệ thống Eduhome. Nếu là sách giả thì đa phần mã kích hoạt cũng là giả (hoặc cũ) nên không thể sử dụng để truy cập. Khi gặp các trường hợp này, người mua nên phản ánh ngay lập tức với cơ sở hoặc cửa hàng nơi họ mua sách. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyên quý phụ huynh và các em học sinh nên mua sách qua các kênh chính thống do NXB và đơn vị phân phối như Công ty TNHH Education Solutions Việt Nam để hạn chế mua phải sách giả, sách lậu.
Trần Bình Tuyên(Giám đốc NXB Đại Học Huế)