Đắk Lắk hiện có hơn 210.000 người cao tuổi,ĐắkLắkquantâmchămsócngườicaotuổtrận midtjylland chiếm 10% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đặc biệt quan tâm công tác chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi nhằm giúp họ sống vui, sống khỏe và có ích.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, trên địa bàn tỉnh hiện có 202.763 người cao tuổi có thẻ BHYT (chiếm hơn 96%). Tỉnh có 2 bệnh viện có khoa Lão khoa; 55 khoa/phòng điều trị dành riêng cho người cao tuổi; 291 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi; 3 nhân viên y tế được đào tạo chuyên khoa lão khoa. 122.030 người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe (chiếm hơn 58% tổng số người cao tuổi), 40.066 lượt người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
Các địa phương thường xuyên chủ động thống kê, rà soát, thiết lập hồ sơ người cao tuổi đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng để giải quyết chính sách bảo trợ xã hội. Trên địa bàn tỉnh hiện có 30.095 người đang cao tuổi hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi được bưu điện tỉnh phối hợp với các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời...
Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi cũng được đánh giá hoạt động có hiệu quả. Hiện nay tỉnh có 152/184 xã, phường, thị trấn (đạt 82,6%) thành lập Quỹ chăm sóc người cao tuổi. Các loại quỹ được Hội cơ sở và các chi hội quản lý, giúp hội viên người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống bản thân, gia đình… Có 15/15 huyện, thị xã, thành phố thành lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
Mới đây, để tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện Luật Người cao tuổi; công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 3/6 ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, việc thực hiện Kế hoạch còn nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi về sức khỏe, vật chất, tinh thần; ưu tiên giúp đỡ người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
Các hoạt động được tổ chức tại địa phương, cơ quan, đơn vị phải thiết thực, hiệu quả và bảo đảm người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ bằng nhiều hình thức; Khuyến khích, vận động các cấp, các ngành, Hội Người cao tuổi và người cao tuổi tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, xây dựng hình ảnh người cao tuổi Việt Nam “Tuổi cao - Gương sáng”.
Theo kế hoạch do UBND tỉnh ban hành, trong tháng 6/2024, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, Hội Người cao tuổi triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2024. Tuyên truyền về pháp luật, chính sách liên quan đến người cao tuổi, về “Già hóa dân số” tới các cấp.
Cùng đó, rà soát, nắm tình hình người cao tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp; tổ chức vận động tài trợ để hỗ trợ người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; Tổ chức thăm tặng quà, chúc thọ người cao tuổi nhân dịp ngày Người cao tuổi Việt Nam 6/6 năm 2024.
Kế hoạch cũng đặt nhiệm vụ rõ ràng cho thời gian từ tháng 7 - 12/2024, trong đó, giai đoạn từ tháng 7-9 tỉnh sẽ tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi” phù hợp nhằm bảo đảm yêu cầu, quy định của Chính phủ và tình hình cụ thể của địa phương; Tiếp tục tuyên truyền về pháp luật, chính sách liên quan đến người cao tuổi, về “Già hóa dân số”; Tổ chức Hội nghị “biểu dương điển hình tiên tiến tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của người cao tuổi”; Hội nghị biểu dương “phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh...
Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030 do Chính phủ ban hành đặt mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025:
- Ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi, thu hút ít nhất 50% người cao tuổi tham gia luyện tập thể dục, thể thao, ít nhất 10% người cao tuổi tham gia văn hóa, văn nghệ;
- Ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, thu hút ít nhất 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia;
- Ít nhất 80% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
- 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; ít nhất 90% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe...