Chuyện làm"nữ cường" (nữ giới có học vấn cao và kiếm tiền giỏi) chưa bao giờ là đơn giản,ếtthờiphụnữlàmhậuphươngchochồtrận getafe thậm chí rất mệt mỏi. Sếp tôi là nam giới, anh từng nói rằng, trong bất kỳ công việc nào, để một nhân viên nữ được công nhận năng lực ở mức ngang bằng với một đồng nghiệp nam, cô ấy có thể phải cố gắng gấp ba, bốn lần nam giới, đặc biệt với phụ nữ có gia đình.
Tôi biết, với những người phụ nữ muốn đầu tư cho sự nghiệp, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lập gia đình, phải cân nhắc việc có nên dừng sự nghiệp lại để chăm con hay không? Có người vừa quá tải về trong việc vừa chăm sóc con nhỏ, vừa đảm nhận một trọng trách trong một tập đoàn lớn. Thế nhưng, khi gặp biến cố trong hôn nhân như ly hôn, họ vẫn dễ dàng vượt qua hơn người sống dựa vào chồng.
Tôi thấy mối tương quan giữa vợ chồng và vấn đề tài chính - sự nghiệp sẽ có bốn kiểu sau:
- Thứ nhất: chồng không gánh vác kinh tế, để mặc vợ lo mọi thứ (kiểu chồng này coi như bỏ, có cũng như không).
- Thứ hai: vợ chồng phân chia tài chính, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về một số khoản chi nhất định trong gia đình.Ví dụ, chồng lo tiền học của con, tiền trả góp nhà; vợ lo tiền ăn uống, điện nước... Nhưng vợ không bao giờ biết trong tay chồng có bao nhiêu tiền.
- Thứ ba: chồng lo toàn bộ kinh tế, yêu cầu vợ lui về làm hậu phương và thoải mái tiền bạc với vợ (nếu chồng chung thủy cả đời thì cuộc sống vẫn ổn). Vợ lui về làm hậu phương cũng có hai dạng: một là nghỉ ở nhà làm nội trợ, hai là đi làm nhưng chọn công việc nhẹ nhàng, không mưu cầu sự nghiệp.
- Thứ tư: chồng luôn đồng hành cùng vợ, khuyến khích vợ học tập để nâng cao trình độ, nâng cao chuyên môn, và không bao giờ sợ "vợ giỏi" vượt mặt mình. Trong trường hợp này, người chồng sẽ phải san sẻ việc nhà với vợ, hỗ trợ chăm sóc con cái trong lúc vợ đi học, đi làm. Những người chồng kiểu này là tuyệt nhất.
>> Những người phụ nữ cả năm lo việc nhà chồng
Nói gì đi nữa, những người làm "nữ cường" sẽ có quyền tự quyết đối với cuộc đời mình. Không cần nói đến những nữ CEO hay nữ chính trị gia nổi tiếng làm gì, chỉ cần bạn làm công ăn lương, nhưng lương ở mức khá (từ 25-40 triệu một tháng) ngang ngửa với chồng, bạn sẽ có tiếng nói hơn việc chỉ kiếm được 10 triệu đồng một tháng. Khi có lương cao ngang chồng, lúc con ốm, bạn có yêu cầu chồng nghỉ việc để ở nhà chăm con cũng dễ dàng hơn; bạn yêu cầu chồng giúp mình trông con để đi công tác cũng dễ dàng hơn.
Ngay cả khi chồng muốn ly hôn, người phụ nữ có thu nhập cao cũng sẽ không phải lăn tăn chuyện: "Nếu bỏ chồng liệu mình có đủ sức để nuôi con không, đủ khả năng sống tự lập không?". Sẽ có người nói: "Ngay cả khi ly hôn, người chồng vẫn phải chu cấp tiền nuôi dưỡng con". Đúng là như vậy, nhưng anh ta chỉ cấp tiền nuôi con mà thôi, còn ở Việt Nam, chồng sẽ không cấp dưỡng cho người vợ cũ (khác với ở Nhật Bản và Hàn Quốc).
Cứ hình dung bạn đang là vợ của một ông chồng kiếm 100 triệu đồng một tháng và được cùng hưởng thụ số tiền đó, giờ về tự sống với đồng lương bèo bọt 10 triệu đồng của mình liệu có nổi không? Tóm lại, phụ nữ hiện đại rất cần phải độc lập về tài chính thay vì cứ chấp nhận hy sinh sự nghiệp để lui về hậu phương lo việc gia đình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.