Là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua,ảiPhòngnỗlựctrởthànhhìnhmẫuvềchuyểnđổisốgiải bóng đá ý thành phố Hải Phòng đang có những bước chuyển mình căn bản trong sự nghiệp chuyển đổi số hướng tới xây dựng thành phố thông minh, kiến tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với sự chỉ đạo quyết liệt và sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, công cuộc chuyển đổi số tại thành phố Cảng đã có những tín hiệu lạc quan với kỳ vọng sẽ là "cú huých" để Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững.
Cuối năm 2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về chuyển đổi sốthành phố, đặt ra các mục tiêu lớn cho tầm nhìn 10 năm: phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số chiếm 35% GRDP thành phố; năng suất lao động hằng năm tăng ít nhất 16%; tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số, với ba trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại, tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2030 Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững.
Đáp ứng xu thế xã hội và nhu cầu phát triển, Nghị quyết của Thành ủy Hải Phòng đã nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ trong mọi mặt của đời sống xã hội, từ hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân về áp dụng công nghệ số, dữ liệu số trong sản xuất-kinh doanh và trong cuộc sống thường ngày…
Tới nay, Hải Phòng đã làm tốt một số lĩnh vực được Chính phủ lựa chọn triển khai thí điểm sớm thuộc vào nhóm dẫn đầu cả nước như: xây dựng dữ liệu dân cư; triển khai hóa đơn điện tử đứng thứ 3 trên 6 tỉnh, thành phố được lựa chọn thí điểm giai đoạn đầu; Hải Phòng cũng là địa phương đầu tiên triển khai đầy đủ 4 chức năng hệ thống quản lý dữ liệu đất đai; triển khai đưa dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe lên cấp độ 4 đầu tiên trên cả nước…
Hoàn thành 6/22 nhiệm vụ trọng tâm Bộ Thông tin và Truyền thông giao như: nền tảng số quốc gia, đưa hộ nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, nền tảng điện toán đám mây, thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số, tổ công nghệ số cộng đồng…
Hạ tầng số của Thành phố tiếp tục được phát triển mở rộng. Toàn thành phố hoàn thành đưa vào khai thác mới 41 trạm BTS công nghệ 4G, nâng tổng số trạm BTS trên địa bàn thành phố lên 2.362 trạm. Cùng với đó, có 7 trạm BTS công nghệ 5G được triển khai thử nghiệm tại Cảng Tân Vũ, Cảng Đình Vũ và khu vực trung tâm thành phố.
Tháng 7/2023, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thử nghiệm thành công mạng di động 5G dùng riêng cho nhà máy Pegatron - Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng 2. Đây là nhà máy thông minh đầu tiên tại Việt Nam được tự động hoá dựa trên kết nối của dịch vụ di động 5G. Việc triển khai mạng 5G góp phần quan trọng phát triển hạ tầng viễn thông, ứng dụng công nghệ trong sản xuất thông minh tại thành phố.
Các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố và các cuộc họp của các cấp, ngành cũng đều đã tiến tới không giấy tờ. Tài liệu được chuyển tới các đại biểu bằng mã QR; các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo thành phố cũng được số hóa và chuyển trên môi trường mạng. Ngay biển tên các đường phố Hải Phòng cũng đang được gắn thêm mã QR để người dân và du khách tiện tra cứu… Những chủ trương và động thái mạnh mẽ của các cấp, các ngành đã tạo luồng gió mạnh mẽ thổi vào đời sống xã hội, góp phần hình thành, phát triển môi trường số tiện ích, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày của cộng đồng người dân.
Dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng mạnh, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn thành phố tăng theo từng tháng (trung bình 55%/năm); Cổng dịch vụ công quốc gia đánh giá dịch vụ công trực tuyến của Hải Phòng có tỷ lệ giải quyết đúng hạn trên 98% cao nhất toàn quốc.
100% các cơ quan nhà nước từ thành phố tới cấp xã trên địa bàn Hải Phòng đã tích hợp chữ ký số chuyên dùng để thực hiện ký số văn bản điện tử, 100% văn bản được gửi trên môi trường mạng. Triển khai Hải quan điện tử với hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia (thời gian tiếp nhận, thông quan đối với tờ khai luồng xanh từ 1-3 giây). 100% các bệnh viện triển phần mềm Quản lý bệnh viện, kết nối dữ liệu liên thông với Cổng thông tin Giám định Bảo hiểm xã hội.
Phát triển dữ liệu số, ứng dụng nền tảng số được chú trọng, coi đây là nguồn tài nguyên quan trọng tạo ra dư địa phát triển mới. Như trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường, Hải Phòng có thể là địa phương triển khai muộn, nhưng khẩn trương, hiệu quả. Sau thời gian ngắn, cơ sở dữ liệu đất đai được cập nhật với hơn 637 nghìn dữ liệu không gian, gần 224 nghìn thửa đất có thông tin thuộc tính, liên thông dữ liệu đất đai với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Trong gần 1 năm, hệ thống tiếp nhận, giải quyết hơn 110 nghìn hồ sơ trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đối với 5 lĩnh vực trọng tâm được thành phố lựa chọn, ưu tiên nguồn lực tập trung triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, đến nay đạt một số kết quả bước đầu. Trong đó, ngành y tế đẩy mạnh triển khai khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp. Hiện, thành phố có gần 958 nghìn trường hợp đồng bộ xác thực căn cước công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với thẻ Bảo hiểm y tế có hiệu lực; 139 cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân. 100% các bệnh viện triển khai phần mềm quản lý bệnh viện. Ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.
Đến nay, toàn ngành triển khai chữ ký số; có hơn 800 cơ sở giáo dục, 32.000 giáo viên và 521.000 học sinh có mã định danh riêng. Việc sử dụng văn bản điện tử, học bạ điện tử, sổ điểm điện tử dần thay thế văn bản, tài liệu giấy. Ngành Xây dựng tập trung triển khai cơ sở dữ liệu quy hoạch với 5.000 bản đồ quy hoạch, thử nghiệm cổng thông tin quy hoạch thành phố. Ngành Giao thông - Vận tải thực hiện nâng cấp trung tâm điều hành giao thông, triển khai camera giám sát và xử lý phạt nguội tại 5 nút giao thông trên địa bàn thành phố, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét. Hiện, Hải Phòng là một trong những địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao của cả nước với tỷ lệ hiện đạt hơn 90% (năm 2021 là 18%).
Đánh giá chỉ số chuyển đổi số DTI của thành phố được cải thiện, năm 2022 Hải Phòng xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2020. Bên cạnh đó, chuyển đổi số gắn với thực hiện Đề án 06, toàn thành phố xác thực hơn 1,7 triệu thông tin nhân khẩu, 100% số người dân trưởng thành có tài khoản định danh điện tử...
Và điều quan trọng hơn cả, chuyển đổi số đang dần đi vào đời sống người dân, mang lại nhiều tiện ích và tạo ra những cơ hội phát triển mới trên mọi lĩnh vực, mọi mặt đời sống xã hội.
Ngọc Minh và nhóm PV, BTV