Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >World Cup >Thương hiệu quốc gia_bong da nét

Thương hiệu quốc gia_bong da nét

2025-01-13 13:38:04 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:562lượt xem

Nhưng không hẳn ai cũng biết tới Việt Nam. Một nhóm khách Mexico và Venezuela ngơ ngác hỏi tôi Việt Nam ở đâu. Ở châu Á,ươnghiệuquốbong da nét họ chỉ biết Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, một số nước vùng Vịnh. Tôi cố tìm một điều nổi bật về Việt Nam để chia sẻ nhưng không dễ, cuối cùng, đành giới thiệu "Việt Nam giáp biên giới với Trung Quốc".

Đây không phải lần đầu tôi bối rối nhận ra, hiểu biết của thế giới về Việt Nam còn hạn chế. Tận đầu những năm 2000, khi còn là phóng viên, tôi đã chứng kiến nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều chính khách Mỹ và Việt Nam trong việc thuyết phục nhà đầu tư và người dân Mỹ rằng "Việt Nam là thương trường, không phải chiến trường".

Khi đó, Việt Nam được ví như "con rồng thức giấc" ở châu Á, bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ và tích cực tìm đường vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong công tác đối ngoại, thông điệp "Việt Nam mở cửa, làm bạn với thế giới, lao động Việt Nam thông minh, chăm chỉ" thay thế cho "con người Việt Nam anh dũng". Các nhà đầu tư châu Á ồ ạt tới Việt Nam, tạo nên làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên. Việc có một câu chuyện mạnh mẽ và một hình ảnh so sánh đầy ẩn dụ đã góp phần giới thiệu tiềm năng của Việt Nam ra bên ngoài.

Trên thế giới, khái niệm "thương hiệu quốc gia" được giới thiệu từ giữa những năm 1990. Các chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực tiếp thị tin rằng, các quốc gia, giống như sản phẩm và doanh nghiệp, có thể được tiếp thị và xây dựng thương hiệu để trở nên dễ mến và hấp dẫn hơn. Một cách tự nhiên, mỗi quốc gia đều đã có sẵn một đặc trưng, thường gắn với các sự kiện, khuôn mẫu và đặc điểm nhất định, ví dụ: Nhật Bản nhiều động đất, Brazil nổi tiếng với các tài năng bóng đá. Tuy nhiên, những yếu tố này không phải là "thương hiệu quốc gia" mà các nhà chiến lược nhắm tới. Trong sự vận động liên tục của dòng vốn và di dân, xây dựng thương hiệu quốc gia có chủ đích rõ ràng là giúp các quốc gia tăng cường thu hút thương mại, du lịch, đầu tư và nhân tài.

Năm ngoái, Nhật đứng thứ nhất trên 60 quốc gia về Chỉ số Thương hiệu Quốc gia Anholt-Ipsos, chỉ số xếp hạng uy tín có tuổi đời 15 năm. Với việc soán ngôi Đức, nước giữ kỷ lục đầu bảng trong sáu năm liên tiếp, Nhật Bản trở thành quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên dẫn đầu chỉ số này. Qua phỏng vấn hàng chục nghìn công dân khắp thế giới, Nhật Bản được đánh giá cao về đóng góp cho khoa học và công nghệ, sự đáng tin và hấp dẫn của sản phẩm, tính sáng tạo và năng lực cá nhân. Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam xếp 47/60, cải thiện đôi chút so với thứ hạng 51 của năm 2022, tuy nhiên chưa có lĩnh vực nào nổi trội về sức mạnh thương hiệu được nhắc tới.

Để tận dụng nguồn lực quốc tế, các nước dù trình độ phát triển cao hay thấp, rất chú trọng đến quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua các hoạt động cụ thể. Năm 2022, chiến dịch Nước Anh tuyệt vời (The GREAT Britain) giúp Vương quốc Anh thu hút hơn 60 triệu bảng đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 400 triệu bảng học phí từ các sinh viên du học. Năm 2017, Singapore công bố thương hiệu quốc gia Passion Made Possible(Đam mê khơi mở tiềm năng), kể về nhiệt huyết cùng tâm thế không ngủ quên trên chiến thắng, giúp nước này giữ vững vị thế trung tâm tài chính - kinh doanh toàn cầu. Mới nhất, năm 2023, với sự hỗ trợ của các nhà tư vấn quốc tế, chính phủ Mông Cổ triển khai chiến dịch thương hiệu Tiến lên Mông Cổ(Go MongGolia) trong nỗ lực thay đổi nhận thức của thế giới về năng lực xuất khẩu của Mông Cổ, vốn gắn liền với ngành khai thác mỏ.

Ở Việt Nam, thương hiệu quốc gia dường như là mảnh đất chưa được khai phá. Năm 2021, Chính phủ ban hành Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng lòng tin với các quốc gia, thúc đẩy hội nhập và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Trước đó, một số bộ ngành đã triển khai các sáng kiến để quảng bá hình ảnh, sản phẩm, và dịch vụ như chương trình Vietnam Valuecủa Bộ Công thương, thông điệpMake in Vietnam(Làm tại Việt Nam) của Bộ Thông tin và Truyền thông; tiêu ngữ Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận(Vietnam - Timeless Charm) của ngành du lịch. Tuy nhiên, xét về tác động, các chương trình này vẫn dừng ở mức độ riêng rẽ, chưa tạo được sức mạnh lan tỏa ở tầm quốc gia và quốc tế giúp cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam.

Ở góc độ chiến lược, xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ là một chiến dịch xúc tiến du lịch, chiến dịch thương hiệu sản phẩm hay tạo ra một logo và khẩu hiệu. Nếu được thực hiện đúng, thương hiệu quốc gia sẽ truyền cảm hứng cho niềm tự hào dân tộc, nêu bật điểm mạnh độc đáo của quốc gia, thể hiện được sự đa dạng văn hóa và có sức lan tỏa đến các đối tượng mục tiêu trong và ngoài nước. Thương hiệu quốc gia cần được nhìn nhận không chỉ là công cụ để thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư và du lịch mà còn là thành phần then chốt của sức mạnh mềm, khơi dậy khát vọng của người dân và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Kể từ câu chuyện "con rồng thức giấc", dường như đang có khoảng trống trong hình ảnh về Việt Nam cần lấp đầy. Đầu tư xứng đáng vào thương hiệu quốc gia là cần thiết, đòi hỏi sự đồng hành của các ngành kinh tế, của lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, các chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo. Sở hữu một thương hiệu quốc gia mạnh, được truyền thông một cách chuyên nghiệp, sẽ góp phần xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ và một nền ngoại giao hiệu quả, giúp Việt Nam chuyển sang giai đoạn "bay lên".

Cẩm Hà

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái