XEM CLIP
Một ngày đầu xuân,ơcựcngườimẹđốtthannuôiđứaconbạinãlịch bóng đá hn chúng tôi ghé thăm gia đình chị Võ Thị Phượng (SN 1975), trú tại thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Lúc chúng tôi đến, chị đang mặc bộ đồ nhem nhuốc, cặm cụi đốt than ở ngoài vườn.
Trong căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, anh Đoàn Quang (SN 1977) chồng chị Phượng ngồi một chỗ, khuôn mặt nhăn nhó đầy đau đớn. Cách đây 4 tháng, anh Quang bị tai nạn dẫn tới dẹt tủy cột sống cổ. Di chứng sau tai nạn khiến anh không thể trở lại bình thường như trước, không phụ gia đình được việc gì, dù là đơn giản nhất.
Đến bữa ăn, chị Phượng phải nhẫn nại đút từng thìa cho từng đứa một, cho đến khi mấy đứa lắc đầu, tỏ ý không ăn nữa. |
Từ ngày chồng gặp nạn, mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của chị Phượng. Cả nhà 7 miệng ăn trông chờ vào người phụ nữ khốn khổ. Mẹ chồng già yếu, chồng tàn tật, 4 đứa con Đoàn Thành Doanh (SN 2007), Đoàn Thành Quân (SN 2011), Đoàn Thành Nhật (SN 2013) và Đoàn Thành Công (SN 2014) đều bại não, chậm phát triển.
Trong 4 anh em, chỉ có Quân được đi học, nhưng chậm chạp so với bạn bè. Em đang theo học lớp 4 Trường Tiểu học và THCS Triệu Lăng. Ba đứa trẻ còn lại chân tay co quắp, ngồi một chỗ, sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào mẹ.
Ba đứa con bị bại não, chồng bị di chứng tai nạn, mọi gánh nặng đều trút lên người phụ nữ khốn khổ. |
Đốt than bán kiếm tiền nuôi con
Các con lần lượt chào đời thì có đến 3 đứa bại não. Chồng không giúp được gì, kinh tế gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng kiệt quệ.
Để có tiền đong gạo, chị Phượng làm đủ thứ nghề. Công việc chị làm nhiều nhất là đốt than. Bình thường, chị đi làm công, mỗi ngày được trả 200 nghìn. Có khi chị mua củi về, đào hầm đốt ngay gần nhà để tiện chăm sóc cho 3 đứa con khờ khạo.
Khi không có ai thuê mướn, chị Phượng mua củi về đào hầm đốt than để bán tuy nhiên thu nhập rất thấp, không đủ trang trải. |
Hằng ngày, sau khi vệ sinh cá nhân và cho các con ăn, chị Phượng lại lật đật đi đốt than. Phụ nữ ai cũng muốn mình thơm tho, sạch sẽ, nhưng đối với chị Phượng, chân tay, mặt mũi càng lem luốc, chị càng mừng bởi có công việc, chị mới có thể nuôi cả gia đình.
Dẫu nai lưng làm lụng nhưng bởi đông con, mất nhiều thời gian chăm sóc, cộng thêm các khoản chi phí thuốc thang tốn kém nên số tiền ít ỏi chị làm ra chẳng mấy chốc mà tiêu tan. Những đứa trẻ ngây ngốc, lem luốc luôn trong tình trạng đói khát.
Một tay chị Phượng chăm sóc ba đứa con khờ khạo, không biết nói năng cũng không đi lại được. |
“Bình thường, để di chuyển, mấy đứa chỉ biết bò hoặc lết trên nền đất. Vì không nói được nên không hiểu được mấy đứa muốn gì. Cứ đến bữa ăn là tôi xới cơm ra một bát to, rồi lần lượt bón từng thìa cơm cho từng đứa một cho đến khi mấy đứa lắc đầu không ăn nữa", chị Phượng ngậm ngùi.
Càng khốn khổ hơn, mỗi khi trái gió trở trời, cả mấy đứa cùng ốm sốt, quấy khóc khiến chị suy sụp. Điều duy nhất người phụ nữ bất hạnh này mong mỏi là có đủ sức khỏe để đi làm, kiếm tiền đong gạo nuôi con. "Ai kêu làm gì, tôi sẵn sàng làm nấy, miễn sao con tôi không đói", chị tha thiết.
Ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) cho biết, gia đình chị Phượng thuộc diện hộ đặc biệt nghèo. Bản thân chị cáng đáng nuôi ba đứa con bại não.
"Phía UBND cùng các tổ chức xã hội đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho gia đình nhưng chưa giúp được nhiều. Mong cộng đồng cùng quan tâm, hỗ trợ để chị cùng các cháu vơi bớt khó khăn", ông nói.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Võ Thị Phượng, thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. SĐT 0986 212 576. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.064 (gia đình chị Phượng) |
Chỉ trong vòng 15 ngày, hai anh em Hà Huy Tài và Hà Thị Liên lần lượt mất cả bố lẫn mẹ. Hiện giờ, hai em đang nương tựa vào ông bà nội đã tuổi cao, sức yếu.