Những ngày sắp bước sang năm mới,épmàuđếnvớianhHuỳnhHữuTìnhbịđiệngiậtphảicắtcụttứtỷ số bóng đa ngôi nhà của gia đình bà Lâm Kim Quen (53 tuổi, Cà Mau) tuy vẫn đơn sơ nhưng đã ấm cúng, vui vẻ hơn. Nhất là con gái gần 4 tuổi tuổi của anh Huỳnh Hữu Tình (27 tuổi). Cô bé đã thân thuộc với đôi tay, đôi chân mới của cha, thường vây quanh anh Tình chơi đùa.
“Cứ tưởng đã mất hết tương lai rồi, không ngờ lại có phép màu đến với con tôi”, bà Quen chia sẻ với VietNamNet.
Tháng 8 năm ngoái, anh Tình gặp tai nạn điện giật khi đang lợp mái nhà cho người ta dẫn tới bỏng nặng. Từ bệnh viện tỉnh, anh được chuyển lên Cần Thơ, rồi lên TP.HCM để cứu chữa. Do vết bỏng quá nặng, tay chân anh dần bị hoại tử phải cắt bỏ.
Thời điểm ấy, dịch Covid-19 đạt đỉnh, bà Quen đang làm mướn tại Bình Dương không thể xuống bệnh viện, vợ anh lại bận con nhỏ, chỉ có người cha vợ theo anh từ Cà Mau để chăm sóc. Không may ông bị nhiễm Covid, anh Tình phải vào phòng cách ly để điều trị. Vừa đau đớn thân thể, lại vừa bi quan vì tay chân đều đã cụt, cảm giác tuyệt vọng vây hãm khiến anh tưởng chừng không qua khỏi.
Thậm chí sau này được xuất viện về nhà, chứng kiến vợ trẻ vừa tất bật lo cho con gái nhỏ dại, còn phải chăm bẵm cho mình như một “đứa trẻ to xác”, anh cũng từng mất mục tiêu sống.
May mắn cơ duyên giúp anh gặp được Thầy thuốc ưu tú, BS. CKII. Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM). Sau khi tìm hiểu và xác minh hoàn cảnh, phòng công tác xã hội của bệnh viện đã kết nối đến Báo VietNamNet, các doanh nghiệp và hảo tâm với hi vọng giúp anh Tình lắp tay và chân giả.
Tháng 4 năm ngoái, sau bài viết “Bị điện giật phải cắt cụt tay chân, người cha trẻ bật khóc khi con thơ đòi bế”, bạn đọc VietNamNet đã chung tay giúp đỡ cho anh Tình khoảng 70 triệu đồng. Chưa kể số tiền ủng hộ thông qua bệnh viện lên tới hàng trăm triệu đồng. Nhờ vậy, anh Tình đã được lắp tay và chân giả.
Đến nay, sau nhiều tháng tập luyện, anh Tình đã có thể tự tin sải bước trên "đôi chân mới". Đôi tay được lắp sau nên hiện tại còn ngượng nghịu, nhưng đã có thể chậm rãi cầm thìa xúc cơm.
Bà Quen vui mừng: “Đợt rồi, ngoài hỗ trợ chi phí thay tay chân giả cho Tình, gia đình còn được nhận về một “mớ””.
Đối với những người từng rơi vào cảnh lao đao, việc bỗng dưng có một khoản tiền lận lưng là niềm bất ngờ lớn, tuy nhiên, họ chẳng dám dùng bừa bãi. Mỗi ngày, bà Quen và con dâu vẫn tất bật lo cuộc sống. Vợ của anh Tình ở nhà chăm sóc chồng con, còn bà Quen bận bịu chăm cha mẹ bệnh tật tuổi già.
“Nhà còn cái ao, thỉnh thoảng bán được ít tôm bù vào tiền trang trải sinh hoạt là đủ rồi. Ở quê mà, có khi ra đồng hái mớ rau dại, vài ba con cá cũng được bữa ăn”, bà Quen cười xòa.
Vợ chồng anh Tình dự định, đợi khi đôi tay giả của anh thành thục hơn thì sẽ dùng tiền đó làm vốn, mở một quầy tạp hóa nho nhỏ để 2 vợ chồng làm lụng nuôi con.
Nhân dịp năm mới Quý Mão, gia đình gửi lời cảm ơn chân thành tới Báo VietNamNet, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và các nhà hảo tâm. Những tấm lòng vàng đã mang phép màu đến cho anh Tình.
Bé gái suy thận mãn giai đoạn cuối tha thiết được về nhà ăn TếtTrong căn phòng trọ chật chội, ẩm thấp, bé Lê Vy nằm trên sàn lạnh lẽo ngủ mê man. Con đã quá chán nơi ở nhỏ hẹp, bí bách này nên thường thủ thỉ với mẹ xin về nhà dịp Tết.