Cháo độc (Hà Giang): Sở dĩ gọi đây là món “cháo độc” bởi món ăn được chế biến từ củ ấu tẩu là loại củ có độc mọc trên vùng núi cao biên giới phía Bắc. Lượng độc của ấu tẩu nếu nhiều có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu. Thông thường, trước khi nấu, người dân vùng cao Tây Bắc thường ngâm ấu tẩu trong nước gạo đặc, sau đó ninh nhừ khoảng 4 - 5 tiếng cho chất độc tiết ra hết.
Cháo ấu tẩu Hà Giang có vị béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, vị đặc trưng của củ ấu tẩu. Để biết cháo đã ăn được hay chưa, người ta dùng thìa múc ra một lượng nhỏ nếm thử, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng... thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, nếu không thấy tê đầu lưỡi thì có nghĩa là cháo đã được nấu xong và có thể múc ra ăn ngay.
Khâu nhục (Lạng Sơn): Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam được người dân tộc Tày, Nùng biến tấu theo khẩu vị riêng, trở thành món ngon, đặc sản nức tiếng của đồng bào nơi đây. “Khâu nhục” xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: “Khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm rục”, còn “nhục” có nghĩa là “thịt”, khâu nhục có nghĩa là “Thịt được hấp rục” hay hấp đến chín nhừ.
Cá nhảy (Sơn La) : Điểm khác biệt của món ăn này chính là ở cách ăn rất lạ lùng: Cá phải còn sống, được chế biến và ăn ngay tại bàn. Khi ăn, người ta thường bắt cá từ chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp ăn kèm. Mỗi người ăn dùng một chiếc thìa nhỏ xúc cá kèm theo lõi chuối và nước chua đưa lên miệng thưởng thức.
Da trâu thối: Da trâu thối hay còn gọi là năng min, một món ăn đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc. Da của con trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, người ta đem gói vào lá chuối và ủ trong vòng khoảng hai ngày, mùa đông nhiệt độ xuống thấp thời gian ủ có thể sẽ lâu hơn. Khi ủ xong, da trâu tự động rụng hết phần lông và được đem đi chế biến thành nhiều món ăn như canh da trâu, da trâu thối nướng, nộm...
Cơm âm phủ (Huế): Với món cơm âm phủ truyền thống, thông thường cơm trắng sẽ được đặt ở giữa, xung quanh lần lượt là các món rau củ, thịt nướng, trứng tráng, giò lụa và tôm được đặt đối xứng đan xen với nhau… Món ăn sở dĩ có cái tên độc, lạ là do trước đây chúng thường được phục vụ vào ban đêm khuya vắng. Trong các quán ăn chỉ sử dụng một chiếc đèn dầu cháy leo lắt nên khách hàng vui miệng mà gọi tên là cơm âm phủ.
Món sỏi mầm (Hậu Giang) : Nếu mới nghe đến lần đầu tiên, nhiều người sẽ lầm tưởng sỏi mầm là món ăn có hình dáng giống viên sỏi, tuy nhiên đây thực chất chỉ là tên gọi. Khi gọi món sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt (lợn rừng) được chế biến theo một cách rất đặc biệt - nướng chín trực tiếp trên những viên sỏi nung nóng rực.
Gỏi sầu đâu (Cà Mau): là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân miền Tây, được chế biến bằng nguyên liệu chính là lá sầu đâu và khô cá sặc, ba chỉ luộc. Người mới ăn món sầu đâu lần đầu có thể thấy hơi đắng, nhưng khi nhai kỹ thì sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn càng nghiện.
Chuột đồng nướng chao, cá lóc nướng trui ngon quên sầu ở miền Tây Cá lóc nướng trui, canh điên điển nấu cá rô đồng hay chuột đồng nướng chao là món ăn bạn nhất định nên thử khi về miền Tây vào mùa nước nổi tháng 9 tới.
Tác Giả:Nhà cái uy tín