Hiện nay,áodụckỹnăngsốnggópphầnxâydựngquytắcứngxửkeonhacai.com 5 tại nhiều địa phương, môi trường văn hóa học đường đã và đang bị ảnh hưởng bởi không ít yếu tố, trong đó có tác động tiêu cực từ mạng xã hội, các ấn phẩm văn hóa độc hại; sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội...
Trước thực tế này, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, thời gian qua các trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng quy tắc ứng xử trong môi trường học đường, trong đó quy định cụ thể những việc nên và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử. Nhiều trường đã đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa; Đồng thời thành lập bộ phận tư vấn các vấn đề tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Các trường cũng quan tâm giáo dục kỹ năng ứng xử, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè; tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập và định hướng nghề nghiệp; tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ...
Với mục tiêu xây dựng văn hóa học đường dựa trên giá trị cốt lõi của “Trường học hạnh phúc” đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng, Trường Tiểu học Hoàng Hoa (huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) đã luôn chú trọng triển khai xây dựng môi trường văn hóa.
Theo đó, mỗi lớp học đều xây dựng những nội quy, mục tiêu cụ thể để hướng học sinh đến những điều tích cực. Đồng thời, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; xây dựng văn hóa trong tổ chức các hoạt động tập thể; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong vận dụng kiến thức; kết hợp giữa dạy chữ, dạy người.
Tại Vĩnh Phúc, nhiều trường khác cũng đã xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, quy định rõ nguyên tắc ứng xử chuẩn mực giữa học sinh với học sinh, thầy cô với thầy cô, thầy cô với học sinh và phụ huynh.
Các quy tắc ứng xử có văn hóa được thực hiện hằng ngày đã tạo môi trường sư phạm văn hóa, sự đoàn kết, thống nhất, tôn trọng, yêu thương lẫn nhau, giúp học sinh hoàn thiện bản thân, ứng xử văn hóa, hình thành nhân cách sống tốt với đầy đủ phẩm chất.
Trước đó, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Công văn số 344/SGDĐT-TCCB-CTTT về việc triển khai thực hiện nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục.
Việc triển khai thực hiện văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục gồm các nội dung chính như sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của ngành về phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo…
Thứ hai,yêu cầu chuẩn mực về ngôn ngữ, thái độ, hành vi trong giao tiếp, ứng xử. Chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần, thái độ làm việc, học tập nghiêm túc, tích cực, trách nhiệm, cầu thị.
Thứ ba, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy tắc văn hóa ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của ngành, Quy tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường. Ban Giám hiệu các cơ sở giáo dục kiểm tra trực tiếp trên lớp học vào đầu các buổi học để nắm tình hình thực hiện nội quy, nề nếp, trang phục của giáo viên, học sinh và kiểm soát các yếu tố mất an toàn, cảnh quan môi trường học đường.
Thứ năm, thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp về việc để xảy ra các hiện tượng: vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm Quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học, đặc biệt là hiện tượng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật an toàn giao thông, tệ nạn xã hội.