Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh,ạcNgàyhộikhởinghiệpquốcgiacủahọcsinhsinhviênnăltd hom nay sinh viên năm 2020. |
Ngày hội nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, giúp học sinh, sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Ngoài ra, tạo sân chơi bổ ích, thiết thực đối với học sinh, sinh viên trong toàn quốc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao.
Cùng đó, tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp với thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh. |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho rằng muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên phải đổi mới tư duy, phương pháp của các học sinh, sinh viên. Do đó, ngành giáo dục xác định đây là trách nhiệm, là sứ mệnh của ngành, của các nhà giáo.
Theo bà Minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học, chứ không chỉ đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Có như thế hoạt động này mới giữ được nguyên vẹn ý nghĩa của nó.
Cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SV – Startup” được tổ chức thường niên chính là sân chơi, là cơ hội để các em thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đồng thời, đây cũng là cơ hội, là môi trường quan trọng để kết nối 3 nhà: nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh thăm các gian trưng bày dự án khởi nghiệp. |
Trên thực tế, nguồn lực tài chính, nguồn vốn ban đầu để triển khai luôn là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho những ai bắt đầu khởi nghiệp. Nhận thức rõ điều này, nên từ năm 2018, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng hướng dẫn về cơ chế tài chính để triển khai Đề án 1665. Trong đó, có nội dung liên quan đến hỗ trợ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp tại cơ sở đào tạo và đặc biệt là xây dựng các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp từ nguồn vốn xã hội hoá.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Minh cho hay nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là ý tưởng mới, là chất xám, là cái riêng có, cái “độc quyền”... Do đó, bà Minh cho rằng thứ mà các bạn trẻ cần là “cơ hội” để biến ước mơ thành hiện thực.
"Tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” sẽ mang lại cho các bạn nhiều cơ hội để cọ sát với những người có chung đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu”, bà Minh nói.
Thứ trưởng Minh cũng đưa lời khuyên: “Một ý tưởng/dự án khởi nghiệp của các bạn lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi đó cơ hội thành công của các bạn lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ tập trung vào nguồn vốn. Hãy chăm chút cho ý tưởng/dự án/ sản phẩm của mình”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ thăm nơi trưng bày dự án khởi nghiệp. |
Tại ngày hội có trưng bày các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên thuộc 8 lĩnh vực: (1) Khoa học, công nghệ; (2) Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; (3) Nông, lâm, ngư nghiệp; (4) Giáo dục, y tế; (5) Dịch vụ, du lịch; (6) Tài chính, ngân hàng; (7) Kinh doanh tạo tác động xã hội; (8) Các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác.
Tổng cộng khoảng 80 không gian trưng bày (được lựa chọn từ gần 600 ý tưởng dự án đến từ gần 50 trường ĐH và 22 Sở GD-ĐT).
Thanh Hùng
Ngày 21/12, Bộ GD-ĐT tổ chức Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020.