Đề xuất nới room tín dụng "bơm" 100.000 tỷ đồng
HoREA vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ,ịchtụtdốcdoanhnghiệpbấtđộngsảncầngiảmgiánhàthựcchất lich da mu Ngân hàng Nhà nước kiến nghị nới trần tín dụng thêm 1% tại thời điểm then chốt hiện nay để bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 và trước Tết Quý Mão.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.
Do đó, nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả theo khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định “Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng” thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế…
Cũng theo vị Chủ tịch HoREA, các giải pháp xử lý không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.
“Doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn…”, ông Châu nói.
HoREA cho rằng, giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão.
Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm 1% (nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm.
Giá nhà hạ xuống mức hợp lý, người dân sẽ bỏ tiền ra mua
Tại buổi họp báo ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, thị trường bất động sản biến động, nổi lên một số vấn đề. Như nguồn cung có chiều hướng giảm; hoạt động giao dịch bất động sản trầm lắng, tính thanh khoản giảm.
Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo kịp thời, lập Tổ công tác với mục đích tổ sẽ làm việc với địa phương, doanh nghiệp để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo thị trường này ổn định, lành mạnh.
Thông tin về hoạt động của tổ công tác, Thứ trưởng cho biết, Tổ công tác đã làm việc với TP.HCM, Hà Nội, một số doanh nghiệp lớn để lắng nghe khó khăn, vướng mắc.
Bước đầu Tổ công các nhận thấy một số khó khăn liên quan đến thể chế, thủ tục đầu tư và vấn đề tài chính.
Với khó khăn liên quan đến thể chế, trong đó có vướng mắc liên quan đến đất đai, như giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất… Nhiều doanh nghiệp khó khăn về tài chính do nguồn vay tín dụng, trái phiếu đến hạn phải trả dẫn tới khó khăn trong thực thi các dự án…
Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay, Tổ công tác đã làm việc, trao đổi trực tiếp với địa phương, doanh nghiệp và hướng dẫn thực thi, thể chế.
Với những vướng mắc thuộc thẩm quyền của địa phương, Tổ công tác đề nghị khẩn trương phê duyệt dự án, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Một số nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền bộ, ngành như khó khăn liên quan đến đất đai, trình tự thủ tục đầu tư, Tổ công tác phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch - Đầu tư hướng dẫn, tháo gỡ.
Còn nhóm vấn đề vướng mắc liên quan tới thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng, Tổ công tác đánh giá, đề xuất tháo gỡ kịp thời.
Nói thêm về vấn đề trên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, hai khó khăn lớn nhất là thủ tục liên quan tới đất đai để triển khai dự án và nguồn tín dụng.
Ông Sơn cho biết, sắp tới cần rà soát phân khúc các thị trường, trong đó tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư cần tìm cách hạ giá nhà xuống mức hợp lý hơn thì người dân sẽ bỏ tiền ra mua.