Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam (sửa đổi). (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Từ 1-7-2014,ậtchínhthứccóhiệulựcthihànhkểtừđầuthábongda ketqua 5 Luật sẽ có hiệu lựcthi hành, đó là các Luật Đất đai; Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Đấu thầu;Tiếp công dân; Phòng cháy và chữa cháy.
Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
Luật Đất đai là đạo luật quan trọng,thu hút sự quan tâm rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, có tác động sâu rộng đếnphát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị và xã hội của đất nước.
Luật Đất đai năm 2013 có 14chương, 212 điều, tăng 7 chương, 66 điều so với Luật Đất đai năm 2003.
Luật quy định về chế độ sở hữu đấtđai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đấtđai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyềnvà nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Luật Đất đai năm 2013 khẳng địnhđất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quảnlý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luậtnày.
Luật cũng quy định cụ thể các quyền,nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như bảo đảm của Nhà nước đối vớingười sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số,người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cungcấp thông tin đất đai cho người dân.
Luật Đất đai đã bổ sung quy địnhtrường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtlà tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấpchung một sổ đỏ và trao cho người đại diện.
Trường hợp đất là tài sản chung củavợ chồng thì giấy chứng nhận ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng, nếu giấy chứngnhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang giấy chứngnhận mới để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có nhu cầu.
Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,tái định cư, Luật quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nướcphải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vìlợi ích quốc gia, công cộng như quy định tại Điều 54 của Hiến pháp nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật cũng quy định các chế tài mạnhđể xử lý các trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặcchậm đưa đất vào sử dụng đó là do phép chậm tiến độ hơn so với quy định hiệnhành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp một khoản tiền tương ứng với tiền sử dụngđất, tiền thuê đất trong thời hạn đó. Nếu hết 24 tháng cho phép chậm tiến độnày mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thườngvề đất, tài sản gắn liền với đất.
Quy định giá đất bồi thường khôngáp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnhquyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Yêu cầu về bảo đảm sinh kế chongười có đất thu hồi đã được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn trong Luật sửađổi thông qua quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổnđịnh đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗtrợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở và một sốkhoản hỗ trợ khác.
Luật Đất đai năm 2013 cũng bổsung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động; quy địnhđăng ký đất đai trên mạng điện tử.
Việc quy định hình thức đăng kýđiện tử nhằm góp phần tích cực vào tiến trình cải cách hành chính, khắc phụctình trạng sách nhiễu, phiền hà khi người dân trực tiếp đăng ký.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên
Với 5 chương, 80 điều, Luật Thựchành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi) kết cấu lại và làm rõ hơn phạm vi điềuchỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sáchnhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trongkhu vực Nhà nước; quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên; hoạt động sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Về nguyên tắc thực hành tiết kiệm,chống lãng phí, Luật bổ sung làm rõ nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãngphí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổchức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát; thực hành tiết kiệm, chống lãng phíphải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao,không để ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện choviệc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như tăng tính nghiêmminh trong thực thi pháp luật, Luật đã bổ sung quy định công khai kết quả thựchành tiết kiệm, chống lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí.
Đáng chú ý, Luật bổ sung, làm rõmột số quy định liên quan việc phát hiện lãng phí và xử lý thông tin phát hiệnlãng phí; định mức, tiêu chuẩn, chế độ; hành vi gây lãng phí. Theo đó, việcphát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí là điểm mớiquan trọng của Luật, tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia pháthiện và cung cấp kịp thời các thông tin về lãng phí góp phần ngăn chặn lãng phícũng như để xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đểxảy ra lãng phí.
Thông tin phát hiện lãng phí dướimọi hình thức phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra lãng phí xemxét, xử lý, khắc phục kịp thời và thực hiện việc giải trình về việc để xảy ralãng phí.
Luật hoàn thiện cơ chế đấu tranhchống các hành vi gây lãng phí thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra, kiểm toán; bổ sung quy định đối với các trường hợp sử dụng kinh phíngân sách nhà nước để tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đi công tác... phảithực hiện kiểm toán nội bộ hằng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi viphạm.
Để khuyến khích các cơ quan, tổchức, cá nhân thực hành tiết kiệm, tham gia phát hiện lãng phí, Luật bổ sungquy định việc khen thưởng và nguồn khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cánhân có thành tích trong thực hành tiết kiệm, tham gia phát hiện lãng phí, chốnglãng phí. Đồng thời, Luật cũng quy định cụ thể các trường hợp phải xử lý vi phạmvà bồi thường thiệt hại.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước
Luật Đấu thầu được Quốc hội thôngqua tại Kỳ họp thứ 6 với 13 chương, 96 điều.
Luật Đấu thầu chú trọng ưu tiênphát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạoviệc làm cho lao động trong nước, ưu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuấttrong nước. Đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ vàkinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiếntới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phứctạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế.
Luật quy định rõ phương pháp đánhgiá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung mộtsố phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đa dạng hóa phương phápđánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu; đồng thời khắcphục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thựchiện gói thầu.
Nhằm tăng cường chế tài xử lý viphạm trong đấu thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bổ sung một số hành vi bị cấmtrong đấu thầu; quy định thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao tráchnhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định, các biện pháp phạt bổ sung nhưđăng tải công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên Báo đấu thầu, Hệ thống mạngđấu thầu quốc gia hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, buộc phải thựchiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc bồi thường thiệt hại theo quyđịnh.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân
Luật Tiếp công dân được coi là đạoluật điều chỉnh đầy đủ nhất về tổ chức và hoạt động tiếp công dân, gồm 9chương, 36 điều.
Về trách nhiệm của người tiếpcông dân, Luật quy định người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọngcông dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặcghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,phản ánh trình bày; giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận,quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; yêu cầungười vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trườnghợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lýtheo quy định của pháp luật…
Để nâng cao trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, Luật quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu trongcông tác tiếp công dân. Theo đó, người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm lãnhđạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình; đồng thời trựctiếp tiếp công dân ít nhất một ngày trong một tháng tại địa điểm tiếp công dâncủa cơ quan mình.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quancòn có trách nhiệm tiếp công dân đột xuất trong những trường hợp nhất định…
Tăng cường quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, cá nhân trong việc chỉ đạo, tuyêntruyền, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định củapháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Luật bổ sung các quy định mới vềkinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân;phòng, chống cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụhỗ trợ; xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.
Luật nghiêm cấm các hành vi manghàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người và không báocháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật phòng cháy và chữa cháy nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nướctrong lĩnh vực này, cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm củacác tổ chức, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy./.
Theo TTXVN