Những lá thư ngỏ "xin đổi quà" dịp 20/11
Dịp lễ 20/11 năm nay,ữngláthưngỏquotxinđổiquàquotlayđộnglòngngườnhận định mu vs brighton xuất hiện nhiều lá thư ngỏ của hiệu trưởng các trường học ở TPHCM về việc không nhận hoa, quà quen thuộc và xin đổi sang món quà khác.
Trong lá thư ngỏ, ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM, chia sẻ hằng năm cứ đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường nhận được rất nhiều hoa chúc mừng. Tuy nhiên, số hoa này chỉ dùng vài ngày lại bỏ, rất phí phạm.
Trong khi trường tổ chức nhiều hoạt động thể thao, nghệ thuật, vẽ tranh, trang trí, heo đất… bổ ích để nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng tham gia kết nối nhưng kinh phí của trường chỉ dừng lại ở việc tặng giấy khen khích lệ các em.
Để tránh sự lãng phí, ông Lê Hồng Thái viết thư ngỏ xin đổi quà trong dịp 20/11 sang tập vở, sữa và trang thiết bị thể dục thể thao để khen thưởng cho các em học sinh.
Trường Mầm non 14, quận Tân Bình, TPHCM cũng gửi đi thông báo của hiệu trưởng Huỳnh Thị Phương Thảo xin không nhận hoa, quà từ phụ huynh nhân dịp 20/11 và xin đổi sang phần quà khác gây bất ngờ.
Món quà trường xin đổi là "những ý kiến đóng góp từ của phụ huynh thông qua phiếu khảo sát". Với nhà trường, đây là món quà lớn nhất, thiết thực nhất trong dịp này.
Theo bà Thảo, những ý kiến đóng góp có thể giúp nhà trường, giáo viên và phụ huynh gắn kết hơn, hiểu nhau hơn.
Đó cũng là cơ sở để trường ngày càng hoàn thiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ nhiều năm trước, Sở GD&ĐT TPHCM đã thông báo về việc không tổ chức tiếp khách, nhận hoa, quà dịp Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Một số tỉnh thành khác như Hà Nội, Đồng Nai cũng lên tiếng từ chối tiếp khách, nhận hoa quà dịp này.
Nội dung này nhằm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Khi tinh thần này nhân rộng ở trường học, nơi trực tiếp giáo dục học sinh, những thông báo, lá thư ngỏ "từ chối nhận hoa, quà dịp lễ 20/11" càng thêm xúc động lòng người, được dư luận ủng hộ.
Không chỉ dừng ở đó, sự lan tỏa này đang hình thành một phong trào thực chất của giáo dục trong việc chống lãng phí và chăm lo thật sự cho học trò.
Phong trào thực chất khởi nguồn từ ngày Nhà giáo 20/11
Nói đến sức lan tỏa và hiệu ứng của phong trào này không thể không nhắc đến lá thư ngỏ "xin đổi hoa quà 20/11 sang thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh" của ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông, quận 6, TPHCM, vào dịp 20/11 năm 2023.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đinh Phú Cường cho hay, dịp 20/11 trường ngập trong những lãng hoa được các các nhân, tổ chức gửi tặng nhưng chỉ 1,2 ngày lại phải nhờ người đến dọn. Chưa kể, bánh kem cũng để tràn cả bàn làm việc ăn không xuể, rất lãng phí.
Trong khi ông nhìn lại, nhiều học trò của mình không đủ tiền để mua bảo hiểm y tế. Hàng năm, ông và giáo viên trong trường đều góp tiền túi để mua bảo hiểm cho học sinh nghèo nhưng sức thầy cô có hạn.
Với trăn trở "Sao mình có thể để uổng phí như vậy trong khi học trò mình không có nổi một cái thẻ bảo hiểm y tế", vị hiệu trưởng mạnh dạn viết thư ngỏ với đề xuất như trên. Bản thân ông cũng không ngờ, nội dung này được chia sẻ, lan tỏa và ủng hộ đến vậy.
Chỉ sau vài tuần, Trường THCS Nguyễn Văn Luông nhận được số tiền hơn 200 triệu đồng, trong đó có phụ huynh giấu tên gửi tặng 60 triệu đồng. Sau khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho 89 học sinh, số tiền còn lại trường dành tặng 1 triệu đồng/học sinh cho hơn 100 học trò hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết Nguyên đán.
Không chỉ dừng lại ở thẻ bảo hiểm, phía sau lời từ chối nhận hoa quà 20/11 của các trường giờ đây là những hành động hướng đến chăm lo thực chất cho học trò, cho chất lượng giáo dục.
Đó là việc động viên các em tham gia các hoạt động hữu ích như ở Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1.
Đó là xây dựng sự gắn kết giữa phụ huynh và trường học để cùng nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ tại Trường Mầm non 14, quận Tân Bình...
Ông Đinh Phú Cường cho rằng, việc các trường từ chối nhận hoa quà 20/11 được lan tỏa đang hình thành một phong trào thực chất trong giáo dục, tạo nên nếp truyền thống mới trong ngày Nhà giáo 20/11. Thay cho những nghi lễ, hình thức, lãng phí, cả người tặng và người nhận hướng đến những giá trị thật trong giáo dục cùng chăm lo cho học trò.
Như 20/11 năm nay, dù trường không viết thư ngỏ xin thẻ bảo hiểm y tế nhưng các mạnh thường quân vẫn gửi đến tặng 120 triệu đồng để chăm lo cho các em.
Trao đi cũng là nhận lại, theo ông Cường, khi nhà trường, người thầy thể hiện được vai trò của mình, làm được việc gì đó ý nghĩa trong ngày Nhà giáo thì đó chính là món quà lớn nhất với người thầy.
Việc trường học từ chối nhận hoa quà dịp lễ 20/11, dồn tâm chăm lo cho học sinh cũng là cách giúp người thầy giảm áp lực trước những nghi lễ, quà cáp, tri ân trong dịp này.
Như trải lòng của một giáo viên Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM, việc trường học từ chối nhận hoa, quà dịp lễ, hướng đến chăm lo cho học sinh là câu trả lời chân thành nhất cho băn khoăn "tặng quà gì cho giáo viên ngày 20/11" gây nặng nề, áp lực cho cả người tặng, người nhận lâu nay.
"Phong trào thực chất này được nhân rộng thì không chỉ học sinh được thụ hưởng, xây dựng niềm tin cho xã hội về trường học mà còn gỡ được áp lực tâm lý về vấn đề quà cáp, tri ân dịp 20/11 cho giáo viên.
Người thầy vui khi được ghi nhận nhưng họ chỉ thật sự hạnh phúc khi mình có thể chung tay làm được điều gì đó cho các em trong chính ngày Nhà giáo 20/11, đúng với sứ mệnh của người thầy", nữ giáo viên bày tỏ.