Ngày 5-7-2023,ắpxếpđểbộmáyhoạtđộnghiệulựchiệuquảsoi kèo mu vs wolverhampton Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các chế độ chính sách trong thời gian tới. Qua gần 5 tháng triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, nhiều nội dung đã được triển khai nghiêm túc, kịp thời, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, nhiều cơ chế chính sách đối với bộ máy chính quyền ở cơ sở được triển khai, tạo sự phấn khởi và động lực cho cán bộ, công chức (CBCC), người hoạt động không chuyên trách (NHĐKCT).
Không thực hiện một số mô hình kiêm nhiệm chức danh
Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đến nay sau gần 5 tháng thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy, từ cấp tỉnh đến cơ sở đã tổ chức sắp xếp một số chức danh kiêm nhiệm. Trong đó, đối với cấp tỉnh, đã dừng thực hiện kiêm nhiệm chức danh Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và kiện toàn nhân sự đứng đầu các đơn vị; đồng thời đã xây dựng đề án chia tách Đảng bộ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh để thành lập Đảng bộ khối Các cơ quan tỉnh và Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong khi đó, đối với cấp huyện đã dừng thực hiện kiêm nhiệm chức danh Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND đối với huyện Bắc Tân Uyên và kiện toàn nhân sự đứng đầu. Một số địa phương đã dừng thực hiện kiêm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy kiêm Trưởng phòng Nội vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy kiêm Chánh Thanh tra huyện, Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; đồng thời đã bố trí nhân sự đứng đầu hoặc đang thực hiện quy trình kiện toàn nhân sự các đơn vị. Các địa phương đã và đang thực hiện kiện toàn nhân sự trưởng các ban HĐND huyện chuyên trách.
Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Trong ảnh: Cán bộ xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Ảnh: ĐÌNH HẬU
Đối với cấp xã, nhiều địa phương đã dừng mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã. Hiện còn một số xã, phường đã có phương án nhân sự, đang thực hiện quy trình điều động, kiện toàn nhân sự theo quy định. Các xã, phường cũng đồng thời dừng mô hình Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã và dừng mô hình Phó Chủ tịch HĐND kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cấp xã. Hiện TP.Thủ Dầu Một đã dừng mô hình Phó Chủ tịch HĐND kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cấp xã tại 14/14 phường.
Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động hàng trăm tổ công nghệ số cộng đồng và tổ quản lý đô thị - môi trường khu phố, ấp, với tổng số trên 1.000 thành viên tham gia. Trong đó, TP.Thủ Dầu Một đã thành lập 118 tổ công nghệ số cộng đồng với 649 thành viên, đồng thời 14/14 phường đang thực hiện việc thành lập tổ quản lý đô thị môi trường khu phố. Hiện, các địa phương cũng kiến nghị tỉnh hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với tổ công nghệ số cộng đồng và tổ quản lý đô thị - môi trường khu phố nhằm khuyết khích các tổ hoạt động hiệu quả… |
Về biên chế, các địa phương cơ bản đã thực hiện bố trí biên chế CBCC và NHĐKCT bảo đảm theo Nghị định số 33/2023/ NĐ-CP, ngày 10-6-2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 29-2023-NQ-HĐND, ngày 26-7-2023 của HĐND tỉnh về CBCC cấp xã và NHĐKCT ở cấp xã, khu phố, ấp (một số địa phương đã có kế hoạch dự kiến thi tuyển công chức cuối năm). Ở những địa phương có đông đảng viên đã thực hiện phân công 1 công chức xã thực hiện công việc của thư ký Đảng ủy. Tại TP.Dĩ An, 7/7 phường đã phân công 1 công chức phường thực hiện công việc của thư ký Đảng ủy.
Tiếp tục kiến nghị một số cơ chế, chính sách
Theo Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy, đối với cấp huyện, tiếp tục thực hiện mô hình Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị. Nơi nào có đủ điều kiện không thực hiện kiêm nhiệm thì Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định. Đối với các mô hình tổ chức bộ máy theo Đề án 711 chưa triển khai thực hiện sẽ không thực hiện trong thời gian tới.
Sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10, tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa X đã quyết nghị thông qua 2 nghị quyết triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy. Đó là Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND, ngày 26-7-2023 quy định chức danh, một số chế độ, chính sách đối với NHĐKCT, người trực tiếp tham gia hoạt động; mức khoán kinh phí, hỗ trợ hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cấp xã và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Nghị quyết số 29/2023/NQ-HĐND, ngày 26-7-2023 về việc phê duyệt số lượng CBCC và NHĐKCT cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.
Các nghị quyết của HĐND tỉnh vừa ban hành đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đối với việc thực hiện chế độ, chính sách cho CBCC, NHĐKCT ở cơ sở. Trong đó, đối với cấp xã nâng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho CBCC; vận dụng chi hỗ trợ cho NHĐKCT ở cấp xã, bảo đảm thu nhập tương đương như công chức cấp xã; nâng mức khoán kinh phí hoạt động đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi; hỗ trợ chế độ thai sản đối với NHĐKCT.
Cũng theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong quá trình triển khai trên thực tế, nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc, nên đã có đề xuất, kiến nghị Trung ương bổ sung chức danh phó trưởng khu phố và khu đội trưởng vào chức danh NHĐKCT ở ấp, khu phố. Các địa phương đề xuất, kiến nghị với tỉnh xem xét, tạo điều kiện và cho phép địa phương được bố trí chức danh Bí thư Phường đoàn khi chưa có trình độ trung cấp lý luận chính trị (và hoàn thành trung cấp lý luận chính trị sau 12 tháng kể từ khi có quyết định bổ nhiệm); bố trí 2 phó trưởng khu phố đối với địa bàn có từ 500 hộ dân trở lên; kiến nghị bổ sung chức danh khu đội trưởng vào chức danh người tham gia tại khu phố để có chế độ, chính sách tốt hơn so với hiện nay.
TRÍ DŨNG