Tại cuộc gặp giữa người đứng đầu ngành Giáo dục và các nhà giáo,ăntrởvớiBộtrưởngGiảngviênđược1 đêm nay cán bộ quản lý, nhân viên, nhiều vấn đề nóng của giáo dục đã được đề cập.
TS Đinh Minh Hằng, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay nghiên cứu khoa học và giảng dạy là 2 lĩnh vực rất quan trọng, trọng tâm trong quá trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo nói chung và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên, với vấn đề nghiên cứu khoa học, cán bộ, giảng viên của trường có một số những băn khoăn, trăn trở.
Vấn đề thứ nhất liên quan đến liêm chính học thuật. Vấn đề thứ hai là câu chuyện chính sách cũng như các quy định, quy chế đối với nghiên cứu khoa học. Vấn đề thứ ba là đầu tư, kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
“Hiện nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với 636 giảng viên, có 424 tiến sĩ, trong đó, 128 giáo sư và phó giáo sư. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học cho trường là từ 6 -8 tỷ đồng/năm - con số thuộc top 5 các trường đại học được Bộ GD-ĐT đầu tư về khoa học công nghệ. Thế nhưng, với nguồn kinh phí như vậy, chia bình quân, mỗi giảng viên chỉ có từ 10-15 triệu/người/năm để nghiên cứu khoa học.
Có thể thấy, mức kinh phí như vậy chưa thực sự thu hút được giảng viên trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, việc đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường về cơ bản vẫn còn nhỏ lẻ".
TS Hằng mong Bộ trưởng GD-ĐT thông tin sẽ có những chính sách gì trong giai đoạn tới để khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các trường đại học.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay đối với tất cả các loại hình trường đại học (định hướng nghiên cứu hay ứng dụng), nghiên cứu khoa học là yếu tố mang tính nền tảng, cốt lõi. Năm 2022, Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 109 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng.
Trong đó, có những quy định, cơ chế khuyến khích cho các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Ông Sơn cũng cho rằng một trong những yếu tố rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học là nguồn kinh phí. Tuy nhiên, kinh phí của Nhà nước dù là một phần quan trọng nhưng bao giờ cũng có hạn.
“Ngay kinh phí nghiên cứu của Bộ GD-ĐT cũng rất có hạn. Nếu Bộ GD-ĐT đặt hàng cũng sẽ chỉ đặt hàng những nghiên cứu cơ bản hoặc liên quan đến giáo dục, việc quản lý Nhà nước của Bộ. Các trường nên hướng đến nhóm đối tượng khác có nhu cầu (cần đến các kết quả nghiên cứu cụ thể - PV) và có tiền là các doanh nghiệp, các địa phương”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho rằng một điểm nghẽn, nút thắt rất quan trọng khiến cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa phát huy được có lẽ là việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học.
“Con đường từ ý tưởng đi ra thị trường, thương mại hóa muốn được chuyển giao, có lẽ hệ thống chính sách cần phải tháo gỡ nhiều nữa. Theo tôi, đây là điểm khá là mấu chốt trong chính sách cả Bộ GD-ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải tham gia nhiều hơn. Làm được việc đó, chúng ta mới giải phóng được năng lực sáng tạo, mong muốn nghiên cứu của giảng viên. Những chính sách khen thưởng, hỗ trợ chỉ là câu chuyện khuyến khích”, ông Sơn nói.
Câu chuyện liêm chính khoa học đợc TS Hằng đặt ra, Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh, với người làm công tác nghiên cứu khoa học, đạo đức thể hiện trong việc nghiên cứu cái gì, kết quả công bố ra sao, tính trung thực của các kết quả nghiên cứu. Theo Bộ trưởng, vai trò nêu gương của người thầy rất quan trọng.
“Nếu những gì mình muốn học trò có, mình phải có trước. Người thầy mà không có những điều đó, rất khó đòi hỏi học trò phải có. Những gì mình mong muốn học trò làm được, mình phải làm được và làm một cách mẫu mực. Những gì mong học trò có trong ứng xử, nhà giáo phải cố gắng ứng xử như vậy với những người xung quanh trước”, ông Sơn chia sẻ.
Ông Sơn cho hay liêm chính trong học thuật là vấn đề gần đây được xã hội rất quan tâm. “Một số chính sách liên quan đến nghiên cứu khoa học của chúng ta đã có đề cập đến vấn đề này. Gần đây nhất thể hiện ở những nội dung hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Càng ngày các vấn đề về liêm chính học thuật càng được đề cao.
Thời gian qua, dư luận bàn nhiều đến câu chuyện mua bán bài báo, chúng tôi cũng đang tính có những hình thức để cảnh báo với các nhà khoa học trong việc công bố, sử dụng các sản phẩm nghiên cứu”, ông Sơn nói.
Tại sự kiện này, thầy Đinh Ngọc Thắng, giảng viên Trường ĐH Vinh, cũng đề cập đến vấn đề đạo đức nhà giáo. “Đánh giá về đạo đức nhà giáo là điều vô cùng khó khăn, bởi đó là thứ bên trong của mỗi con người. Năng lực, chuyên môn của một nhà giáo có thể thẩm định, đo lường trong quá trình giảng dạy với các tiêu chí. Nhưng thẩm định về đạo đức nhà giáo là điều hết sức khó”, ông Thắng nói.
Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho rằng đạo đức nhà giáo là vấn đề rất hệ trọng. “Trong chương trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm cũng có thời lượng, nội dung nhất định cho đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, các nhà giáo cần tự rèn luyện, tự tu dưỡng, trau dồi, chứ không chỉ trông chờ vào việc lồng ghép vào một vài chương trình giáo dục có tính chất ngắn hạn”.