Dậy thì sớm là tình trạng trẻ phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát đánh dấu sự trưởng thành về sinh dục sớm hơn bình thường,ẻdậythìsớmliênquanđếnviệcuốngnhiềusữakhôbóng đá anh hôm nay trước 8 tuổi ở trẻ gái (có kinh trước 9,5-10 tuổi) và trước 9 tuổi ở bé trai.
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Trưởng khoa Thận Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, mỗi ngày, nơi đây thăm khám từ 20-30 trẻ dậy thì sớm. Trong số đó, khoảng 6 trẻ phải nhập viện để chẩn đoán, điều trị can thiệp.
“Câu hỏi phụ huynh thường xuyên đặt ra là, có phải vì con uống sữa nhiều quá nên bị dậy thì sớm hay không? Đây là quan niệm sai lầm!”, bác sĩ Vũ Quỳnh khẳng định.
Theo thống kê, trẻ dậy thì sớm trung ương (dậy thì sớm thật sự) có đến 80% là vô căn. Ngoài ra, có thể do khối u thần kinh trung ương, u tuyến yên, nhiễm trùng thần kinh trung ương, yếu tố di truyền hoặc phơi nhiễm quá mức hormone sinh dục…
Các bác sĩ nhận định, sữa có thể liên quan gián tiếp đến dậy thì sớm nếu trẻ đó bị béo phì.
TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 lý giải, tế bào mỡ có thể tiết ra được một số hóa chất có tính chất như hormon (kích thích tố leptin). Trẻ béo phì lại có quá nhiều các mô mỡ, vì vậy nguy cơ dậy thì sớm cũng cao hơn trẻ khác.
Nhưng sữa tại sao gây ra béo phì, dư cân? Bác sĩ Hậu phân tích, ở trẻ dưới 1 tuổi, sữa là thức ăn chủ yếu, rất nhiều dinh dưỡng. Trên 1 tuổi, trẻ vẫn cần duy trì 400-500ml sữa hoặc chế phẩm sữa mỗi ngày, để đảm bảo đủ canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.
Khi trẻ 2 tuổi, cấu trúc não đạt 80% so với người lớn, nhu cầu chất béo không nhiều như trước. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cho trẻ uống sữa nguyên kem, sữa nhiều đường với số lượng lớn. Từ đó, trẻ dễ dàng bị dư cân, béo phì.
“Lỗi không phải tại sữa mà chúng ta cho trẻ uống sữa như thế nào”, bác sĩ Hậu kết luận.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những em bé bú sữa mẹ ít bị béo phì hơn trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là trong sữa mẹ, lượng đạm thấp và đều là các đạm quý. Còn trong sữa bò, lượng đạm quá cao khiến trẻ tăng cân nhanh và “nhạy cảm” với việc tích tụ mỡ sau này.
"Ngay cả trẻ sinh non thiếu tháng, bắt buộc phải nuôi bằng sữa có độ đạm cao cũng có mặt trái là nguy cơ béo phì cao hơn", bác sĩ Hậu phân tích.
Trước băn khoăn về sữa và thịt gia súc chứa hormon tăng trưởng có thể gây ra dậy thì sớm, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh nhấn mạnh, đây là quan niệm sai lầm. Hormon dậy thì là hormon sinh dục, bản chất là hormon steroid. Trong khi đó, bản chất của hormon tăng trưởng là protein (peptit), khi đi vào dạ dày, sẽ cắt ra thành các axit amin.
Do đó không có mối liên quan giữa hormon tăng trưởng và dậy thì sớm.
Các bác sĩ lưu ý, cha mẹ không nên cắt khẩu phần sữa khi trẻ béo phì hay dậy thì sớm vì trẻ vẫn cần bổ sung canxi, phát triển chiều cao. Thay vì sữa béo, sữa nguyên kem, trẻ béo phì nên uống sữa tách béo và ít đường.
Phụ huynh cần cắt nguồn năng lượng rỗng từ đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt, các loại thức ăn nhanh, đồ chiên, da heo, da gà… để kiểm soát cân nặng cho trẻ.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm ở Việt Nam và thế giới đều tăng cao, tuổi dậy thì cũng sớm hơn. Đặc biệt, trong số các bệnh nhi dậy thì sớm đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2, khoảng 95% là trẻ gái.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá tuổi khởi phát, mức độ tiến triển tuổi xương, vấn đề tâm lý… từng trường hợp. Từ đó, xem xét chỉ định can thiệp hay không.
Nếu cần điều trị, thời gian thường kéo dài đến khi trẻ 11-12 tuổi. Sau khoảng 9-16 tháng ngưng can thiệp, trẻ gái sẽ có kinh nguyệt trở lại. Khi đó, các dấu hiệu dậy thì đã phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ và bạn bè cùng trang lứa.
Linh Giao