11 năm trong nghề bán phấn buôn hương và cũng đã “nhẵn” mặt ở hầu hết các tuyến đường “nhạy cảm” của Hà Nội,ýứccayđắngcủacôgáinămbánphấnbuônhươkết quả parma ít ai biết rằng, cuộc đời của cô gái có khuôn mặt góc cạnh, cách nói chuyện bất cần và có phần chua ngoa kia lại nhiều bi kịch và ê chề đến vậy.
Hẹn gặp Trang ở một quán café trên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), Trang đến rất đúng giờ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình, Trang bảo Trang muốn được giữ bí mật về thông tin cá nhân.
“Cuộc đời em thì chẳng có gì phải giấu kín, nhưng em còn con, cháu 17 tuổi và vẫn luôn nghĩ mẹ mình là một công nhân”- Trang nói.
Theo lời của Trang, chính vì sợ một ngày nào đó, con nhận ra mẹ mình đang làm cái nghề chưa được xã hội công nhận kia nên Trang không còn bắt khách dọc đường như bao năm về trước mà lui về làm dịch vụ ở một quán đèn mờ bên ngoại thành Hà Nội.
“Mỗi ngày, em phải đi 30 – 40km để làm nghề cũng chỉ vì sợ bị con bắt gặp” – Trang nói. Nói xong, Trang thở dài đầy não nề trước khi kể lại cái ký ức mà đã có cả trăm nghìn lần Trang muốn quên đi nhưng không thể nào quên được.
Ảnh minh họa |
“Người ta bảo, miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời nên em nhớ, nhớ đến từng chi tiết về cái ngày mà cuộc đời em đã rẽ sang ngang” – Trang nói.
“Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình miền núi, 17 tuổi đã lấy chồng và 18 tuổi đã sinh con đầu lòng. Thế nhưng, cuộc sống gia đình quá khó khăn, chồng chỉ biết ăn rồi chơi nên càng nghèo khổ.
Năm 2005, em phải bỏ con (lúc ấy mới 6 tuổi) ở nhà để lên Hà Nội làm osin cho người ta. Mỗi tháng người ta trả cho em 350 nghìn đồng. Nhưng 350 nghìn ấy cũng chẳng đủ cho chồng em ăn uống chơi bời nên con em vẫn đói rách. Thế rồi, một ngày cuối tuần, nhân lúc đưa chó cưng của chủ đi dạo công viên, em được người hàng xóm tiếp cận, dỗ ngon dỗ ngọt bảo lên cửa khẩu xếp hàng lấy đồ, họ sẽ trả cho em 300 nghìn/ngày. Em nghe con con số 300 mà thèm khát. Vì thế, em đã nhận lời.
Hôm sau, em xin chủ nhà cho nghỉ về quê rồi theo xe lên Lạng Sơn. Lên đến Lạng Sơn, em thấy người ngứa ran nên người đi cùng đưa cho em mấy viên thuốc ngứa. Uống thuốc xong, em ngủ một giấc dài. Lúc tỉnh dậy, em phát hiện mình đã ở trong tay một ông chủ động mại dâm.
Ông chủ này người Việt. Thấy em đã tỉnh táo, ông ấy bắt em ngủ với mình rồi tiếp thêm 4 vị khách nữa, sau đó 6 ngày, ông ta bán em cho một ông chủ người Trung Quốc. Ông chủ người Trung Quốc lại ép em làm những việc giống ông chủ người Việt kia.
Em từ chối thì bị đánh đến thậm tệ. Nhưng ông ta chỉ đánh ở những khu vực kín, còn những phần hở như chân tay, mặt mũi thì ông ta không hề động đến vì sợ khách nhìn thấy sẽ không thuê.
May sao, 3 ngày sau, công an Trung Quốc mở đợt càn quét "động quỷ". Em bị ông chủ nhốt trong nhà tắm để che mắt công an. Vì thế, em đã trèo tường và lao ra khỏi nhà.
Trốn khỏi nhà, em chạy lên một chiếc xe khách, nhưng đi được hơn chục km thì họ đuổi em xuống vì không có tiền. Xuống xe, em ra hiệu cho người dân đưa em đến gặp công an.
Sau khi đến trạm công an, em được gặp cả đại sứ quán nhưng sau khi gặp xong, cả công an và đại sứ quán đều không tin em là người bị hại. Họ nghĩ em phạm tội gì đó ở Việt Nam nên trốn sang đây. Vì thế em bị giữ lại ở trại giam Nam Ninh và Đông Hưng gần 6 tháng trước khi được trả tự do về Việt Nam” – Trang nói.
“Đặt chân về đến Việt Nam, em mừng mừng tủi tủi, cứ nghĩ, mọi người trong gia đình sẽ đón chào và cảm thương với em, nhưng không. Ai cũng nhìn em bằng con mắt kinh bỉ, dè bỉu.
Em cố gắng chịu đựng, nhưng chịu đựng được một tháng thì giọt nước tràn ly khiến em dứt áo ra đi”. – Trang nói tiếp.
Ảnh minh họa |
Trang kể: “Hôm đó là giỗ bà ngoại của chồng em. Họ hàng tập trung đông đúc. Ai cũng nhìn em bằng con mắt của kẻ tội đồ. Họ còn “nói kháy” em, bảo “mang tiếng đi nước ngoài về mà không có tấm bánh đồng quà cho các cô, chú, anh chị, bà con”. Rồi họ cười bằng cái giọng khả ố khiến em càng thêm cay cú. Tiếp đến, cả buổi, ai cũng kích bác, dè bỉu và coi thường em. Vì thế, ngay ngày hôm đó, em đã bỏ nhà ra đi.
Khi em đi, vì mang tâm lý trốn chạy, trốn chạy khỏi miệng lưỡi nhà chồng, chốn chạy khỏi những ánh mắt coi thường của nhà chồng nên trong người em không có một xu. Đến bến xe Giáp Bát, em tìm kiếm cả ngày để xin một công việc và một chỗ ở nhưng không có ai giúp. Cuối cùng, lão xe ôm đã bán em cho một chủ chứa ở Lĩnh Nam và từ đó, em bước chân vào nghề bán phấn buôn hương...”.
Lê Thúy - Minh Anh
(còn nữa)
* Tên nhân vật đã được thay đổi