Thời gian gần đây,ảnthutiềnrèmcửađiềuhòanămhọcmớiSởkeobongda nhiều phụ huynh tại Quảng Ninh băn khoăn về việc trước thềm năm học mới, một số cơ sở giáo dục thu thêm tiền để làm rèm cửa, lắp điều hòa nhiệt độ trong phòng học.
Chị M. là phụ huynh có 2 con theo học tại một trường THPT ở TP Hạ Long, Quảng Ninh. Chị cho biết năm học 2022 - 2023, các phụ huynh lớp con đầu của chị đã đóng tiền để lắp rèm, điều hòa tránh nóng trong phòng học. Tuy nhiên, năm nay, con trai thứ hai của chị vào năm học mới vẫn bị yêu cầu đóng tiền để sắm các trang thiết bị trên.
"Tại sao rèm cửa, điều hòa của học sinh khóa học trước không để lại cho khóa sau sử dụng mà phải thu thêm tiền của phụ huynh? vậy tiền thu này có thay mới trang thiết bị hay dùng lại đồ trước đó? Nếu thay mới, các trang thiết bị trước đó lắp trong phòng học như rèm, điều hòa đã đi đâu?", phụ huynh thắc mắc.
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh - ông Trịnh Đình Hải, cho biết việc thu tiền rèm cửa, điều hòa... là chính sách cục bộ của một cơ sở giáo dục, không phải chủ trương chung của ngành giáo dục. Ông Hải cũng khẳng định đây là vấn đề lạm dụng xã hội hóa.
"Trang thiết bị của các trường chưa hỏng nhưng để thất thoát, sau đó yêu cầu phụ huynh phải đóng tiền hết lần này đến lần khác là sai", ông Hải cho biết.
Cũng theo ông Hải, người dân, phụ huynh có quyền đầu tư trang thiết bị cho con em đi học khi được sự đồng ý của nhà trường.
Ví dụ, một lớp học nằm ở vị trí, khu vực bị nắng chiếu trực tiếp khiến phòng nóng bức, phụ huynh có quyền cùng nhau tài trợ cho lớp rèm cửa hoặc điều hòa. Nhưng nếu nhà trường tự ý yêu cầu thu tiền phụ huynh để trang bị cho các phòng học của trường là sai.
Trước thềm năm học mới, câu chuyện lạm thu trường học lại nóng hơn bao giờ hết. Vừa qua, thông tin phụ huynh phản ánh muốn lắp điều hòa, máy chiếu phải ký cam kết tặng lại cho trường tại huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng gây xôn xao dư luận.
Sự việc do tài khoản Facebook Minh Nguyen đăng tải kèm theo hình ảnh về Trường Tiểu học Hữu Hòa (huyện Thanh Trì). Nội dung phản ánh việc phụ huynh muốn lắp điều hòa, máy chiếu trong lớp cho con phải ký cam kết tặng lại nhà trường khi các con ra trường.
Tài khoản này cũng nêu băn khoăn tại sao phải cam kết việc tặng và những chiếc điều hòa, máy chiếu cũ sao không để các khóa sau tiếp tục sử dụng nhằm tiết kiệm, chống lãng phí, đúng với môi trường giáo dục.
Sau đó, UBND huyện Thanh Trì đã thành lập tổ công tác gồm các phòng chức năng phối hợp UBND xã Hữu Hòa để kiểm tra xác minh thông tin.
Theo ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì, kết quả xác minh cho thấy các phụ huynh đã tự lập nhóm để bàn bạc trao đổi việc lắp điều hòa, nhà trường và giáo viên chưa có chủ trương về việc này.
Gần đây nhất, một tài khoản mạng xã hội cũng đăng tải đoạn clip, trong đó, nhân viên hướng dẫn học sinh mua các loại đồng phục và nói rõ không đeo (balo đồng phục) bảo vệ không cho vào cổng trường.
Đoạn clip được cho là quay tại một trường THPT công lập ở TP.HCM, ghi lại cuộc trao đổi giữa học sinh và nhân viên nhà trường về việc mua đồng phục đầu năm học.
Trong clip, khi hướng dẫn học sinh đăng ký mua đồng phục, nhân viên này nói balo cũng là đồng phục (có tên trường) "để mai mốt đeo, không bảo vệ sẽ không cho vào cổng trường".
Cũng trong clip, học sinh rụt rè cho biết chỉ tính mua thêm áo đồng phục vì đã có váy, nhân viên nói không được vì "đồng phục tính theo đơn vị bộ". Nữ sinh này tiếp tục trình bày: "Tại nhà có mấy cái váy mới mua nữa sẽ bỏ uổng". Lúc này, nhân viên nhà trường đề nghị: "Không đủ thì mua 2 bộ sơ mi, 1 bộ thể dục trước".
Câu chuyện này đã khiến các phụ huynh "dậy sóng". Không ít người cho rằng đến hẹn lại lên, mùa tựu trường là mùa phụ huynh "méo mặt" vì các khoản thu.