Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Sau 9 ngày làm việc khẩn trương,àiphátbiểubếmạchộinghịTWcủaTổngBíthưkèo nhà cái gócnghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI đã kết thúc tốt đẹp.
>> Bế mạc HN lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XI
Phát biểu tại phiên bế mạc, TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại những kết quả nổi bật của Hội nghị; đềnghị toàn Đảng, toàn dân và quân ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, triểnkhai thực hiện có kết quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, bảo đảm hoànthành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
"Thưa các đồng chí Trungương,
Thưa các đồng chí tham dự Hộinghị,
Sau 9 ngày làm việc khẩn trương,nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Cácđồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinhthần trách nhiệm cao, phát huy trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâusắc vào các đề án, báo cáo, tờ trình. Đã có hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổvà Hội trường; nhiều đồng chí gửi ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vàocác dự thảo nghị quyết, kết luận. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trìnhnhững vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhấtcao thông qua nội dung các nghị quyết, kết luận của Hội nghị. Để kết thúc Hộinghị, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin phát biểu mấy ý kiến, làm rõ thêm một sốvấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.
1- Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992
Đây là một nội dung rất lớn, đặcbiệt quan trọng của Hội nghị lần này. Trung ương đã thảo luận, tranh luận rấtsôi nổi, thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm và thống nhất nhận định: Hiếnpháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, là đạo luật cơ bản của Nhànước, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiếnbộ của Nhà nước ta, chế độ ta trong thời kỳ mới. Hiến pháp năm 1992 đã quy địnhchế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; quyền và nghĩavụ cơ bản của công dân; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quannhà nước; thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhànước quản lý. Hiến pháp đã tạo cơ sở hiến định cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trung ương nhấn mạnh, cần phảithấy hết những giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1992. Ra đờitrong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta vừa mới bắt đầu, tình hình thế giớicó những biến đổi to lớn và rất phức tạp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và LiênXô sụp đổ, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, tạo nên cơnchấn động chính trị lớn nhất trong phong trào cách mạng thế giới; và là tháchthức vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Ở trong nước, chúng ta đangtrong thời kỳ khủng hoảng kinh tế-xã hội, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng, vớibản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí cách mạng kiên định và tầm nhìn chiến lượcsáng suốt, Đảng ta tại Đại hội VII (tháng 6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Và chỉ chưa đầy mộtnăm sau, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp 1992 trên cơ sở sửa đổi căn bản,toàn diện Hiến pháp năm 1980, kịp thời thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảngmà tập trung ở Cương lĩnh năm 1991.
Năm 2001, trên cơ sở tổng kếtthực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta, tại Đại hội IX (tháng 4-2001), tiếptục có những bổ sung, phát triển quan trọng về đường lối đổi mới cả về kinh tếvà chính trị, đối nội và đối ngoại. Và sau đó Hiến pháp năm 1992 được bổ sung,sửa đổi để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng. Có thể nói, Hiến pháp năm1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) là thành quả rất to lớn của cách mạng, làbước phát triển nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng ta, Nhà nước ta, đóng góphết sức quan trọng, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trongcông cuộc đổi mới ở nước ta.
Đến nay, Hiến pháp năm 1992 đã điqua chặng đường 20 năm. Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011); có nhiều vấn đề mới được đặt ra, có những quy định của Hiến pháp năm1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sungHiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết. Tuy nhiên, sửa đổi, bổsung những gì và như thế nào, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp tư tưởngđúng đắn, khoa học, biện chứng, xuất phát từ yêu cầu phát triển và thực tiễncủa đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (tháng 7-2011) đã chỉ rõ mụcđích, yêu cầu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc tổng kết sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp năm 1992. Tại Hội nghị lần này, Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáocủa Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, cơ bản tán thành nhiều nội dungcủa Báo cáo và Tờ trình. Đồng thời tiếp tục nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìntoàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránhtư duy tư biện, xa rời thực tiễn. Các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trênkết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật cóliên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vàNghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến phápnăm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
Về chế độ chính trị , phải khẳngđịnh chế độ dân chủ ở nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủnghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự pháttriển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Dân chủ gắn liền vớikỷ luật, kỷ cương. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyềncông dân; chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền củacông dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Nhà nước ta là Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữacác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sựphân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra và có quyền lập hiến, lậppháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước caonhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp. Tòaán nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiệnquyền tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểmsát hoạt động tư pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao độngvà của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của dân tộc - là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Các tổ chức của Đảng và đảng viên luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sựgiám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cácđoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết dântộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các thành viên. Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong cácgiai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ởnước ngoài. Mặt trận là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trịcủa chính quyền nhân dân.
Về chế độ kinh tế, khẳng định chủtrương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh vàhình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộphận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng pháttriển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinhtế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc củanền kinh tế quốc dân. Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên tronglòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... thuộc sở hữu toàndân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý...
Về quy trình sửa đổi Hiến pháp,cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI) và Điều 147 củaHiến pháp hiện hành, tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạocủa Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học,các nhà quản lý và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về các nội dung sửađổi, để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.
Cùng với việc cho ý kiến về địnhhướng những nội dung cơ bản cần bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đồngchí Trung ương cũng đã góp nhiều ý kiến quan trọng vào các phương án cụ thể,làm rõ hơn những mặt được, mặt chưa được của mỗi phương án để Ủy ban dự thảosửa đổi Hiến pháp tiếp tục cân nhắc, lựa chọn.
2- Về chính sách, pháp luật đất đai
Nhận thức đất đai, quản lý và sửdụng đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế rộng lớn, phức tạp mà còn là vấn đềchính trị xã hội rất hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến việc giữ vững thành quảcủa cách mạng, của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, Trung ương đãdành nhiều thời gian thảo luận kỹ lưỡng và sâu sắc về vấn đề này. Trung ươngkhẳng định, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX), chúngta đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy hiệu quảtài nguyên đất đai, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Cụ thể là, thông qua việc thực hiện Nghị quyết, hiệu lực và hiệu quả quản lýnhà nước về đất đai từng bước được nâng cao, bảo đảm quỹ đất phục vụ cho cácmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định xãhội, an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. Chính sách,pháp luật đất đai từng bước được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đấtđược mở rộng và được Nhà nước bảo đảm. Thị trường bất động sản, trong đó cóquyền sử dụng đất, đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đốinhanh, đồng bộ.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhànước về đất đai còn nhiều bất cập. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chuyên ngànhchưa đồng bộ, chất lượng thấp; việc thực hiện quy hoạch, thu hồi đất và tuânthủ pháp luật ở một số nơi chưa nghiêm; thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếucông khai, minh bạch. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất,hỗ trợ tái định cư mỗi khi phải thu hồi đất rất khó khăn. Công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến nhiều vụviệc phải qua nhiều cấp kéo dài, rất phức tạp. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi cònlãng phí, thất thoát lớn. Thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụngđất, phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" kháphổ biến. Tình trạng đầu cơ đất đai, phát triển quá nóng thị trường bất độngsản xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở một số thành phố lớn, tác động xấu đến ổnđịnh kinh tế vĩ mô. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưađược bảo đảm tương xứng; chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở, đất ở của các đốitượng chính sách xã hội, cán bộ, công chức, người có thu nhập thấp. Chính sáchđất đai đối với một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn những vướng mắc chậmđược giải quyết. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đaichưa đáp ứng được yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, công chức lợidụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng. Việc thanh tra, kiểm tra, giámsát và xử lý các hành vi sai phạm trong quản lý đất đai còn chưa nghiêm.
Hội nghị nhất trí cho rằng: Đấtđai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, lànguồn sống của nhân dân; là tài sản, là nguồn lực to lớn của đất nước. Phảitiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sởhữu và thống nhất quản lý; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn các quyền củađại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trongviệc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sửdụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chínhsách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đấttạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốcphòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án pháttriển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; tái định cư, tổ chức lạisản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi.
Có thể nói, một điểm mới của lầnnày là, chúng ta đã nhận thức rõ ràng hơn và quy định rành mạch hơn sự khácnhau giữa quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất; quyền và trách nhiệm của Nhànước với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đối với từng loại đất. Quyền sửdụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải làquyền sở hữu. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụngổn định lâu dài hoặc có thời hạn; được có một số quyền (chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp...) theo quy định của pháp luậtvà được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, có sự phân biệt các loại đất vànguồn gốc đất; đồng thời phải có nghĩa vụ chấp hành pháp luật về đất đai, phảiđăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch vàchấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Nhà nước không thừa nhận việcđòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thựchiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đãgiao cho hộ gia đình, cá nhân.
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi,bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục nhữnghạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý,sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trướcmắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng và bảo vệ đấtcanh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội và phát triển bền vững. Phát triển lành mạnh thị trường bấtđộng sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước,người dân và nhà đầu tư.
Tiếp tục thực hiện giao đất, chothuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dàihơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sảnxuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phùhợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợicho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuấthàng hóa lớn trong nông nghiệp.
3- Về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Hội nghị nhất trí cho rằng, từkhi Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) được ban hành, các cơ quan của Đảng, Nhànước, Mặt trận Tổ quốc và cả hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc.Đã tập trung nhiều công sức xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống thamnhũng, lãng phí và các cơ chế, chính sách có liên quan; ban hành và triển khaithực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; phêchuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; phê duyệt và chỉđạo triển khai thực hiện Chương trình hành động thi hành Công ước… Nhờ vậy,công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực cảvề nhận thức và hành động, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch hóahoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sảncông; trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế.
Tuy nhiên, công tác phòng, chốngtham nhũng chưa đạt được yêu cầu "ngăn chặn, từng bước đẩy lùi thamnhũng". Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với nhữngbiểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội và là tháchthức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Thamnhũng, lãng phí vẫn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiềucơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong các lĩnh vực và hoạt động liên quan đến đấtđai, khoáng sản; đầu tư công; xây dựng cơ bản; quản lý vốn và tài sản của doanhnghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công;công tác cán bộ; quan hệ giữa cơ quan, cán bộ nhà nước với người dân, doanhnghiệp...
Những hạn chế, yếu kém nêu trêncó những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân cơ bản là: Một sốcấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu chưa quyết tâm lãnh đạo và gương mẫutrong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; những bất cập về thể chế,nhất là trong việc ban hành, thực thi luật pháp, cơ chế, chính sách về quản lýkinh tế - xã hội; trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, thiếu công khai,minh bạch và nhất quán; vẫn còn tình trạng "xin - cho". Một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không làm tròn tráchnhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm.
Trung ương nhấn mạnh, phải kiêntrì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinhthần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tiếptục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và cácnhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), gắn với việc thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Chú trọng cả phòng và chống , cả phòng,chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ,giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Nâng cao vai trò, tráchnhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiệncơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội; tăng cường công táctổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý thamnhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giámsát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyếtđịnh chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũngtrực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chứcnăng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ươngvề phòng, chống tham nhũng. Quyết định này một lần nữa thể hiện quyết tâm caocủa Trung ương trong việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng vớimong muốn đạt kết quả cao hơn, tốt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiềubiện pháp giúp Trung ương, Bộ Chính trị chỉ đạo, điều hòa, phối hợp công táccủa các cơ quan chức năng; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thựchiện. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không làm thay các cơ quan chức năngcủa Đảng và Nhà nước; không phải cứ lập Ban chỉ đạo là xoay chuyển ngay đượctình hình như "một chiếc đũa thần". Bởi vì, đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ,lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, cácngành, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý củaNhà nước. Trong đó, vai trò của các đồng chí Trung ương, các đồng chí lãnh đạo,quản lý của các ngành, các cấp là cực kỳ quan trọng. Mỗi đồng chí Ủy viên Trungương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Phảigương mẫu, giữ mình cho trong sạch, không vướng vào tham nhũng, lãng phí; đồngthời phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt trong đơn vị công tác của mình.
4- Một số vấn đề về chính sách xã hội và tiền lương từ nay đến năm 2020
Về chính sách xã hội, Trung ươngnhất trí cho rằng, trong suốt quá trình đổi mới, ngay khi nền kinh tế còn nhiềukhó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã sớm thực hiện chủ trương phát triển đồng bộkinh tế và xã hội, chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội; luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chínhsách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bềnvững, ổn định chính trị-xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nhiềuchính sách xã hội đã được ban hành và triển khai thực hiện. Nhà nước tăng cườngđầu tư từ ngân sách, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực trong nhândân để giải quyết các vấn đề xã hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Rõ nhất là về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; xóa đói, giảmnghèo; giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm, thu nhập; chăm sóc sức khỏevà bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; thực hiện bìnhđẳng giới; trợ giúp xã hội, hỗ trợ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phòng,chống tệ nạn xã hội. Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong nhữngquốc gia đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, kết quả đạt được cómặt còn thấp. Tạo việc làm và giảm nghèo thiếu vững chắc, tỉ lệ hộ cận nghèo,tái nghèo còn cao. Việc bảo đảm giáo dục tối thiểu ở nhiều huyện miền núi, vùngđồng bào dân tộc thiểu số kết quả còn hạn chế; y tế tuyến cơ sở nhiều nơi cònyếu; nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn; vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm.Mức trợ cấp ưu đãi người có công còn thấp. Tỉ lệ người tham gia bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế chưa nhiều. Đời sống của một bộ phận người có công, ngườinghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, chưa bảo đảm được mứctối thiểu các yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở, nước sạch vàthông tin. Chênh lệch về các chỉ số an sinh xã hội giữa miền núi, vùng đồng bàodân tộc với mức trung bình của cả nước còn lớn; khoảng cách về mức sống giữacác tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền chậm được thu hẹp, thậm chí có nơitiếp tục doãng ra…
Những hạn chế, yếu kém nêu trênlà do nước ta vẫn còn nghèo; hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, thiên taixảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập,chồng chéo. Chính sách, pháp luật về xã hội còn ít được quan tâm và chậmđược đổi mới so với chính sách kinh tế. Còn thiếu các giải pháp hữu hiệu để thuhẹp khoảng cách về mức sống và an sinh xã hội giữa các vùng, miền. Nguồn lựccho thực hiện các chính sách xã hội còn hạn hẹp, vẫn dựa chủ yếu vào ngânsách nhà nước, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội; hiệu quả sử dụngnguồn lực của Nhà nước và xã hội chưa cao, còn manh mún, dàn trải. Sự phối hợpgiữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tranhiều nơi chưa được coi trọng.
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu,trong thời gian tới, phải nghiêm túc quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạocủa Đảng, coi việc không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho người có công và bảo đảm an sinh xã hội là một nhiệm vụ thường xuyên,quan trọng của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và là trách nhiệmcủa toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm cácgia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dâncư trên địa bàn; đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân,bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Muốn thế, phải tập trung hoànthiện và tổ chức thực hiện tốt luật pháp, chính sách và các nhiệm vụ, giải phápvề xã hội với trọng tâm là tạo việc làm, thu nhập; bảo hiểm xã hội; trợ giúp xãhội; bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là chongười nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nướcbảo đảm thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đồng thời giữ vai tròchủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hộihóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Đồng thờitạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Tăng cường hợptác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiệncác chính sách an sinh xã hội.
Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xãhội, Hội nghị nhất trí nhận định : Qua gần 10 năm thực hiện cải cách chính sáchtiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công theo Kết luận củaHội nghị Trung ương 8 (khóa IX) và Hội nghị Trung ương 6 (khóa X), tuy có đạtđược một số kết quả bước đầu nhưng nhìn chung chưa đạt được mục tiêu, yêu cầuđề ra. Mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chưa bảo đảm nhu cầu tối thiểu. Quan hệtiền lương hiện hành vẫn mang tính bình quân và thấp hơn nhiều so với quan hệtiền lương trên thị trường. Hệ thống thang, bậc lương đối với cán bộ, côngchức, viên chức và lực lượng vũ trang còn quá phức tạp và lạc hậu. Việc nângbậc, nâng ngạch chưa theo yêu cầu của vị trí việc làm, chưa khuyến khích đượccán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc không ngừngmở rộng đối tượng và số lượng các loại phụ cấp đã phá vỡ tương quan chung. Cơchế quản lý tiền lương và thu nhập hiện còn nhiều bất cập. Số người tham giabảo hiểm xã hội tuy có tăng nhưng còn thấp xa so với số người trong độ tuổi laođộng. Mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng người có công tuy đã được điều chỉnh tăngcao hơn tiền lương và các địa phương đã huy động thêm các nguồn bổ sung nhưngvẫn thấp so với mức bình quân tiêu dùng của xã hội. Đời sống của một bộ phậnngười có công còn khó khăn.
Những hạn chế, yếu kém trên đâycó nguyên nhân khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế không theo kịp sựtăng lên của các đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách. Nguyên nhân chủquan là do chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo được xác địnhtrong các nghị quyết của Trung ương, nhất là quan điểm chi tiền lương là chicho đầu tư phát triển, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và minh bạch hóacác quan hệ xã hội. Chưa có bước đột phá trong việc tìm nguồn bảo đảm cho cảicách tiền lương; chưa thực sự gắn tiền lương với cải cách hành chính, tinh giảnbộ máy, tái cấu trúc nền tài chính công, tái cấu trúc đơn vị sự nghiệp công vàtái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước…
Trung ương yêu cầu, trong năm2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thểđiều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay. Ưu tiênđiều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ tranggắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độtiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý,chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhậpkhông gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp lạicác đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóaX). Nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nướctheo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI)… Điều chỉnh trợ cấp ưuđãi người có công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cùng với mức tăng vàthời điểm điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu của cán bộ, công chức…
Đồng thời, khẩn trương nghiên cứuxây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013-2020 cùng với các đềán có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cáchtiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cảicách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chínhcông và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điềuchỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI đã thực hiện một khối lượng lớn công việc và đãthành công tốt đẹp. Trung ương đã thống nhất cao ban hành nhiều kết luận vàquyết định quan trọng. Tất cả các quyết định này đều liên quan chặt chẽ vớinhau, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Trách nhiệm của chúng ta sau Hộinghị này là phải triển khai thực hiện có kết quả các nghị quyết và kết luận củaTrung ương vừa thông qua, coi đây là khâu mấu chốt quyết định trong việc biếnnghị quyết thành hiện thực. Ở đây đòi hỏi một tinh thần quyết tâm cao, nỗ lựclớn, phương pháp làm việc khoa học, chặt chẽ. Bởi vì cùng một lúc chúng ta phảilàm rất nhiều việc, việc nào cũng quan trọng, cấp bách. Nếu không có cái nhìn tổngthể, bao quát thì dễ chỉ thấy việc này, bỏ sót việc khác. Tình hình chung củađất nước bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản cũng còn có rất nhiều khó khăn, tháchthức. Tình hình kinh tế - xã hội tuy có những mặt chuyển biến tích cực nhưngvẫn chưa vững chắc, còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệpvừa và nhỏ phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động đang có chiều hướngtăng, thách thức lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và tác động xấuđến việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Tôi đề nghị ngay sau Hộinghị này, mỗi chúng ta, tùy theo vị trí công tác của mình, cần phát huy hơn nữavai trò, trách nhiệm cá nhân, cùng với cấp ủy và chính quyền lãnh đạo và tổchức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lầnnày cùng các nghị quyết khác của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ; bảo đảm hoànthành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyênbố bế mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Chúc cácđồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng,trước nhân dân, đất nước.
Theo TTXVN