Đến thời điểm hiện tại,ườidânCubađốiphóvớimạngInternetcựcchậmnhưngđắtđỏnhưthếnàbóng đá số kết quả Cuba vẫn đang là một trong những nước “chậm kết nối” nhất với thế giới. Tuy nhiên, tình trạng này đang dần thay đổi.
Tháng 7 năm ngoái, hãng viễn thông quốc doanh Etecsa đã chính thức cho ra mắt những điểm phát wifi đầu tiên tại quốc gia này. Một năm sau đó, hơn 100 điểm phát đã được lắp đặt trên khắp Cuba.
Rất nhiều người dân Cuba bây giờ mới có cơ hội truy cập Gmail, Facebook hay Twitter để kết nối với gia đình, bạn bè. Mặc dù dữ liệu di động hiện nay còn rất hạn chế nhưng theo số liệu của Etecsa thì đã có 150.000 cư dân (trên tổng dân số 11 triệu người) nước này truy cập Internet hàng ngày.
Bởi Internet ở Cuba còn rất hạn chế nên mức giá người dân phải trả để sử dụng không hề nhỏ chút nào. Trong khi thu nhập trung bình của một người Cuba là 25 USD/tháng, một giờ dùng wifi đã tốn tới 2 USD, còn những chiếc điện thoại có thể kết nối Internet thì được bán ra ở các cửa hàng quốc doanh với giá 200 USD. Người dân cũng chỉ có thể lướt các trang tin chính hay mạng xã hội bởi chính phủ đã chặn hết các blog bất đồng chính kiến.
Sự thiếu thốn Internet của người dân Cuba xảy ra không chỉ bởi các chính sách của chính quyền sở tại mà còn bởi lệnh cấm vận lâu năm của Mỹ khiến các doanh nghiệp nước này không thể hoạt động tại Cuba. Kho ứng dụng của Apple và Google cũng không cho phép người dùng Cuba download; các ứng dụng như Skype, WhatsApp,… cũng bị chặn. Người dân chỉ có thể vào được Facebook qua bản web.
Trong tình cảnh đó, người dân Cuba đã rất sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp “luồn lách” cho vấn đề này.
Hy sinh gì đó rồi hẵng kết nối
Một buổi chiều thứ bảy, Estrella Rodríguez, một bác sỹ ở Havana đứng trước hiên một điểm phát wifi dùng IMO, ứng dụng chat tương tự như Skype để liên lạc với cô con gái đang sống ở New Zealand. Skype hoàn toàn bị cấm ở Cuba, ngay cả khi người dân có xoay sở tải được về thì họ cũng thể kết nối được từ Cuba. Thế nhưng IMO lại khác.
Rodríguez cho biết:“Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy con gái kể từ khi nó di cư sang đó cách đây 5 năm. Tôi đã mòn mỏi chờ nó biết bao!”, bà nói trong nước mắt và mừng rỡ chỉ vào màn hình có cô con gái. Trước đó, họ chỉ liên lạc được với nhau qua email. Cả gia đình bà đã phải chấp nhận hy sinh sữa khỏi khẩu phần ăn trong vài tuần để tiết kiệm đủ tiền dùng wifi.
Cách đó không xa, cậu thiếu niên Miladis Llanes cũng đang ngồi check Facebook. Llanes chia sẻ: “Internet chỉ dành cho tầng lớp trung lưu thôi, người nghèo không thể có tiền dùng. Hầu hết những người dùng Internet ở đây đều có người thân ở nước ngoài ‘chống lưng’.”
Cái khó ló cái khôn. Gần đó, hai thiếu niên khác đang tựa lưng vào bức tường của tòa nhà và thì thầm “Psssst – Connectify” cho những người ghé qua. Connectify là một ứng dụng cho phép họ chia sẻ nguồn băng thông hạn chế mà sóng wifi của Etecsa cung cấp bằng cách tạo lập điểm phát wifi cá nhân từ laptop của mình. Người dùng có thể mua một tấm thẻ sử dụng wifi 1 tiếng với giá 2 USD, tạo lập 3 kết nối wifi có mật khẩu rồi bán chúng cho những người khác với giá 1 USD/kết nối để thu về 1 USD tiền lời cho mỗi "cuốc" như vậy. Lũ trẻ ở đây không thiếu khách hàng sẵn lòng mua kết nối wifi với giá chỉ bằng một nửa mức giá mua chính thức.
Một sáng tạo khác của người dân Cuba là trang rao vặt Revolico. Tại quốc gia nơi những siêu thị quốc doanh có thể chẳng có nổi một cuộn giấy toilet để bán và các món đồ điện tử thì bị đội giá đến 240%, Revolico đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn. Để đáp ứng nhu cầu của mình và những người khác, rất nhiều người Cuba đã nhảy các chuyến bay giá rẻ tới Panama thu mua smartphone, laptop, quần áo,… rồi mang chúng về nước để bán online trên Revolico. Mặc dù hoạt động này không hợp pháp và Revolico cũng bị chặn nhưng mọi người vẫn có thể truy cập nó qua các site nhân bản (mirror website). Không thể thỏa mãn được nhu cầu hàng hóa trong nước, chính phủ Cuba sau đó đã nhắm mắt làm ngơ trước hoạt động của nó.
Kết nối Internet hạn chế cũng khiến các nhà phát triển nước này cố gắng thiết kế ra các ứng dụng có thể vận hành offline. Alamesa, ứng dụng đánh giá địa điểm ăn uống (tương tự như Foody) là một ví dụ điển hình. Mỗi 2 tuần một lần, ứng dụng này lại cập nhật review, mô tả và ảnh về hơn 800 nhà hàng để người dùng tải về search offline mỗi khi cần. Không thể chạy quảng cáo, đội ngũ Alamesa đã tìm được cách khác kiếm lại doanh thu: Khoảng 30% các nhà hàng trên nền tảng này trả tiền cho Alamesa để được quảng bá trên nền tảng này.