• Bổ sung quy định về khiếu nạiđông người vào Luật
Nhiều nội dung trong dự án LuậtTố cáo,ổsungnhiềuhìnhthứctốcáomớivàodựthảoLuậtTốcágiải bundesliga Luật Khiếu nại đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiếntại phiên họp sáng nay, 12-10.
Phiên họp thứ 3 Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật PhanTrung Lý cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họptrước, dự thảo Luật Tố cáo đã được chỉnh lý, gửi xin ý kiến các đoàn đại biểuQuốc hội. Thường trực Ủy ban Pháp luật đã nhận được ý kiến của 40/63 đoàn đạibiểu Quốc hội về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà ý kiến cácđoàn đại biểu Quốc hội chưa đạt sự thống nhất cao, trong đó có 2 vấn đề nổilên: về chủ thể tố cáo và các hình thức tố cáo mới (bằng thư điện tử, fax, tốcáo bằng lời qua điện thoại...).
Về chủ thể tố cáo, dự thảo Báocáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật đưa ra hai phương án. Phương án 1 là bổ sungcơ quan, tổ chức vào phạm vi chủ thể có quyền tố cáo. Phương án 2 giữ như dựthảo Luật do Chính phủ trình là chỉ có công dân có quyền tố cáo tương tự nhưquy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo hiện hành.
Thường trực Ủy ban Pháp luật nêurằng, nếu cho phép các cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phátsinh những vấn đề phức tạp liên quan đến cơ chế, cách thức để các chủ thể nàythực hiện quyền tố cáo. Bên cạnh đó, vẫn có cơ chế khác để các cơ quan, tổ chứcthực hiện việc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quancó thẩm quyền. Từ đó, đề nghị lựa chọn phương án 2 (chỉ có công dân có quyền tốcáo). Đề xuất này của Ủy ban Pháp luật nhận được sự đồng tình cao của Ủy banThường vụ Quốc hội.
Liên quan đến các hình thức tốcáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, dự thảo Báo cáo tiếpthu chỉnh lý dự thảo Luật cũng đưa ra hai phương án. Phương án 1 là giữ nhưLuật Khiếu nại, tố cáo hiện hành (chỉ có hình thức tố cáo trực tiếp và gửi đơntố cáo). Phương án 2 là bổ sung hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáobằng lời qua điện thoại, bằng các tài liệu nghe được, nhìn được. Ủy ban Thườngvụ Quốc hội nhất trí với phương án 2 do Thường trực Ủy ban Pháp luật đề xuất.
Đồng ý với phương án này, songChủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý tính chất phức tạp, khó kiểm định củanguồn thông tin tố cáo thông qua các hình thức mới được bổ sung. Do đó, cần cóquy định nghiêm cấm các hình thức lợi dụng quyền tố cáo đồng thời có chế tài đủsức răn đe đối với những đối tượng có hành vi này.
Đối với dự án Luật Khiếu nại, đasố ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án bổ sung quy định vềkhiếu nại đông người vào luật, đồng thời quy định cụ thể trình tự thủ tục giảiquyết. Đây chính vấn đề “mắc” nhất và có nhiều ý kiến tranh luận nhất tại phiênhọp trước của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật này.
Chưa áp dụng rộng rãi phạt“nguội”
Buổi chiều 12-10, UBTVQH xem xét,cho ý kiến vào dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đồng tình với sự cần thiếtphải ban hành Luật cũng như nhiều quan điểm lớn trong Tờ trình của Chính phủ vềdự luật, song cơ quan thẩm tra dự án cũng đã nêu rõ một số vấn đề còn có ý kiếnkhác nhau như về phạm vi điều chỉnh; quy định thẩm quyền xử phạt; các hình thứcxử phạt; mức phạt tiền trong lĩnh vực giao thông, môi trường và quản lý đô thịtại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương…
Về các hình thức xử phạt, dự thảoLuật này bổ sung 3 hình thức xử phạt hành chính mới: buộc lao động phục vụ cộngđồng, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật; bổ sung một số biện phápkhắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Tuy cơ bản tán thành các hìnhthức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả này, song Thường trực Ủyban Pháp luật Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm về hình thức “buộc lao động phụcvụ cộng đồng” vì cho rằng không phù hợp với Công ước số 29 của Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO) mà Việt Nam tham gia.
Đáng lưu ý, Thường trực Ủy banPháp luật tán thành quy định giao cho Chính phủ quy định mức phạt tiền cao hơn(nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng với cùng một hành vi viphạm) trong lĩnh vực giao thông, môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nộithành của các thành phố trực thuộc trung ương. Cơ quan thẩm tra còn cho rằng“cần có quy định nâng mức phạt tiền cao nhất theo mức đã quy định trong một sốvăn bản luật mà Quốc hội đã ban hành”.
Về sử dụng phương tiện, thiết bịkỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xác minh hành vi, đối tượng vi phạm hànhchính, quan điểm của Ban soạn thảo và Thường trực Ủy ban Pháp luật chưa đồngnhất.
“Thường trực Ủy ban Pháp luật chorằng trước mắt chưa nên quy định nội dung này vào Luật mà cần tổng kết việc sửdụng các phương tiện này trên một số lĩnh vực đang được áp dụng thí điểm ở nướcta”, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết.
Một nội dung khác trong dự thảoLuật cũng được Thường trực Ủy ban Pháp luật yêu cầu cân nhắc là “mức phạt tiềntrong dự thảo Luật là quá cao so với sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, cũng như thu nhập của nhân dân; đồng thời cũng không tương xứng so vớimức phạt tiền được quy định trong Bộ Luật hình sự (Phụ lục). Đơn cử, đối vớingười có hành vi huỷ hoại rừng sẽ bị Toà án tuyên phạt tiền tối đa đến 100triệu đồng theo Bộ Luật hình sự, nhưng có thể bị xử phạt tiền tối đa đến 2 tỷđồng theo dự thảo Luật này. Do đó, đề nghị cần làm rõ căn cứ lý luận và thựctiễn để tăng mức phạt tiền cao như dự thảo Luật.
Ngoài ra, để bảo đảm xử lý hànhchính có hiệu quả thì bên cạnh việc phạt tiền, phải chú trọng công tác tổ chức,thực hiện nghiêm các biện pháp khác. Chẳng hạn, đối với hành vi xây dựng tráiphép chỉ cần phạt tiền để cảnh cáo, nhưng áp dụng tốt biện pháp “buộc tháo dỡcông trình xây dựng trái phép” sẽ có tác dụng tốt hơn; tránh trường hợp phạttiền cao nhưng lại “cho tồn tại”.
Cho ý kiến vào dự thảo Luật, Chủnhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đồng tình cao với việc áp dụngmức phạt cao hơn trong một số lĩnh vực ở nội đô các thành phố trực thuộc trungương. “Nhưng phạt tiền phải đồng thời với việc giáo dục pháp luật cho ngườidân, nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ công chức”, ông nói thêm.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Côngnghệ và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng cũng ủng hộ quan điểm này. Ông PhanXuân Dũng cung cấp thêm thông tin: “Ở Bắc Kinh (Trung Quốc), tôi biết người tachia thành nhiều vành đai và ở các khu vực khác nhau mức phạt cũng đã khácnhau, càng vào trung tâm càng cao hơn”. Tuy nhiên, ban soạn thảo và cơ quanthẩm tra cần củng cố cơ sở pháp lý cho có tính thuyết phục hơn.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốchội Ksor Phước cũng nhất trí về nguyên tắc với nội dung trên, nhưng yêu cầu quyđịnh rõ mức trần vào dự luật, sau đó “Hội đồng Nhân dân thành phố trực thuộctrung ương sẽ quyết định mức cụ thể”. Điều này giúp tăng cường tính chủ động vàthể hiện quyết tâm của HĐND các địa phương.
Theo SGGP