Sau những ngày giãn cách tại TP.HCM,ủxengủquađêmtrướctrạmđăngkiểmởlịch đấu serie a lượng phương tiện hết hạn kiểm định được mang đến các trạm đăng kiểm xe cơ giới khá lớn, gây ra tình trạng ùn ứ và quá tải tại nhiều nơi. Có những trường hợp phải xếp hàng từ sáng sớm nhưng đến chiều mới hoàn tất thủ tục kiểm định xe.
Để giải quyết tình trạng ngồi chờ gần một ngày, anh Việt Tuấn (TP.HCM) đã thực hiện phương án ngủ qua đêm trước trạm đăng kiểm, chờ đến khi trạm mở thì chạy xe vào nhằm tiết kiệm thời gian.
Đi đăng kiểm xe lúc 11h đêm
Anh Việt Tuấn mang 2 chiếc Toyota Camry và Ford Transit đến trạm đăng kiểm Bình Chánh vào lúc 11h đêm ngày 2/10. Anh cùng người thân chia nhau ngủ trên 2 xe để canh chừng.
Anh Tuấn và người thân mang 2 chiếc xe đến trạm đăng kiểm lúc 11h đêm. Ảnh: NVCC |
Đến khoảng 3h30 phút sáng 3/10 trạm đăng kiểm mở cửa, 2 chiếc xe được đưa vào trước dây chuyền đăng kiểm. Anh cho biết sau khi đưa vào dây chuyền đăng kiểm thì tiếp tục ngủ đến 6h30 sáng, lúc này nhân viên đăng kiểm bắt đầu quy trình kiểm định xe.
Xe được đưa vào dây chuyền kiểm định lúc 6h30 phút sáng. Ảnh: NVCC. |
Sau khoảng 60 phút, cả 2 chiếc Camry và Transit đều hoàn thành xong thủ tục đăng kiểm. Anh Tuấn và người thân quay trở về nhà lúc 7h30 phút sáng.
Dù tổng thời gian mang xe đi đăng kiểm từ đêm khuya không chênh lệch quá nhiều với việc mang xe đến vào buổi sáng, anh Tuấn chia sẻ cách làm này giúp tiết kiệm được thời gian vào giờ hành chính.
Khi ngủ trên xe vào buổi tối, người dùng cần rủ thêm người khác đi cùng để đảm bảo được an toàn cho bản thân cũng như phương tiện. Ngoài ra, nên mở hé cửa để lượng oxy trong khoang lái luôn duy trì ở ngưỡng cho phép, tránh được tình trạng bị ngạt khi ngủ.
Anh Việt Tuấn cũng đưa ra các lời khuyên cho những người muốn làm giống anh: "Nên mang theo quạt điện mini, gối, mền, thức ăn vặt và nước uống. Khi ngủ nên hạ kính xuống một chút để thoáng khí. Nếu có thể thì chuẩn bị sẵn kem chống muỗi trong trường hợp ngủ không bật máy lạnh".
Những trường hợp xe không đạt kiểm định chất lượng
Đối với ôtô chở người dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải sản xuất đến 7 năm, sau 30 tháng (2,5 năm) kể từ lần đăng kiểm đầu tiên sẽ phải thực hiện đăng kiểm lại. Hầu hết phương tiện mới đều dễ dàng vượt qua bài kiểm định, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không đạt.
Hầu hết phương tiện mới đều dễ dàng vượt qua bài kiểm định. Ảnh: Hoàng Tuấn. |
Ông Huỳnh Văn Thiệt (giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-02S) chia sẻ những lỗi phổ biến khiến xe rớt đăng kiểm thường liên quan đến khí thải, phanh, dàn gầm... Trong đó lỗi khí thải và dàn gầm chủ yếu gặp trên những ôtô cũ, có thời gian sử dụng từ 10 năm trở lên.
"Theo quy định thì xe đã độ, lắp thêm các trang bị không giống với hiện trạng ban đầu khi xuất xưởng đều không đạt đăng kiểm", ông Thiệt nói.
Nếu như xe cũ thường gặp phải những vấn đề liên quan đến khí thải hay khung gầm, xe mới lại thường bị rớt đăng kiểm do độ thêm các trang bị như đèn, bodykit, mâm...
Xe mới thường bị rớt đăng kiểm do độ thêm các trang bị như đèn, bodykit, mâm... Ảnh: Hoàng Tuấn. |
Anh H.N.A., người dùng Toyota Fortuner 2020, cho biết trước lần đăng kiểm gần nhất cách đây vài ngày, anh đã phải mang xe đến một cửa hàng độ xe, nhờ nhân viên tháo bộ bodykit gắn bên ngoài và lắp lại cản trước/sau nguyên bản.
"Loại bodykit tôi dùng thay đổi chiều dài tổng thể của xe nên chắc chắn không thể đạt đăng kiểm, tôi đã lường trước và vẫn giữ lại bộ cản nguyên bản để dùng trong những trường hợp này", anh A. chia sẻ thêm.
Theo zingnews
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thứ hai của tuần đầu tiên áp dụng Chỉ thị 18, nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP.HCM vẫn trong tình trạng quá tải dù đã hoạt động tăng cường 2 ngày cuối tuần vừa qua.