Các quan chức Bắc Kinh yêu cầu việc thay thế phải được thực hiện trong vòng 3 năm tới. Quyết định trên được áp dụng với văn phòng chính phủ và trụ sở các cơ quan công quyền. Thay thế cho các sản phẩm này sẽ là thiết bị của các nhà sản xuất nội địa.
Theốccấmdùngphầnmềmphầncứngnướcngoàitạicơquanchínhphủkq nha nghe myo Financial Times, chính sách này được biết tới với tên gọi 3-5-2, tương ứng với tỷ lệ triển khai của chiến dịch. Mục tiêu của Trung Quốc là thay thế 30% các sản phẩm này vào năm 2020, 50% vào năm 2021 và 20% còn lại vào năm 2022.
Nhiều người nghi ngờ lệnh cấm là đòn trả đũa của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ. |
Theo CNET, một phần nguyên do của quyết định nói trên đến từ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) từng đưa ra lệnh cấm sử dụng ngân quỹ 8,5 tỷ USD hằng năm của họ để mua các thiết bị có nguồn gốc từ Huawei và ZTE.
FCC cáo buộc thiết bị của ZTE và Huawei đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Do đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ kêu gọi các nhà mạng nước này loại bỏ và thay thế các thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc.
Không chỉ FCC, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa Huawei vào danh sách đen do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị của công ty này vào mục đích do thám.
Tuấn Nghĩa (Theo CNET)