Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhận Định Bóng Đá >Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế_c2 cúp

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế_c2 cúp

2025-01-18 06:50:57 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:930lượt xem

Đồng chí Bùi Thanh Sơn,ângcaohiệuquảhoạtđộngđốingoạichủđộnghộinhậpquốctếc2 cúp Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao trình bày tham luận. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 27/1, trong Phiên thảo luận về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đại biểu Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao đã tham luận với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.”

Phát huy bản lĩnh vượt khó, triển khai linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhiệm vụ

Làm rõ hơn một số nội dung về đối ngoại trong văn kiện Đại hội XIII, đại biểu Bùi Thanh Sơn đánh giá, đối ngoại Việt Nam, trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, đã có những đóng góp quan trọng.

Nhiệm kỳ qua, mặc dù đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, gần đây là đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, các vấn đề an ninh nổi lên phức tạp, đối ngoại đã phát huy bản lĩnh vượt khó, triển khai linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhiệm vụ, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XII.

Theo đó, đối ngoại đã góp phần quan trọng vào duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững an ninh quốc gia.

Với việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện thêm với 5 nước và nâng cấp lên Đối tác chiến lược với hai nước, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 17 Đối tác chiến lược và 13 Đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước thành viên ASEAN, mạng lưới bạn bè và đối tác quan trọng ngày càng được mở rộng, hợp tác ngày càng hiệu quả.

Đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, Việt Nam đã phát huy được ngọn cờ chính nghĩa, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phản đối các hành động xâm phạm đơn phương, thúc đẩy xu thế giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời duy trì được ổn định quan hệ với các nước láng giềng liên quan.

Về biên giới trên bộ, theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, với việc phê chuẩn hai văn kiện pháp lý ghi nhận 84% thành quả phân giới, cắm mốc với Campuchia, phối hợp quản lý tốt biên giới với Lào và Trung Quốc, Việt Nam đã xây dựng, củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước láng giềng, bảo đảm vành đai an ninh vững chắc cho đất nước.

Đại biểu Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác đối ngoại đã góp phần thu hút nguồn ngoại lực to lớn cho phát triển kinh tế-xã hội và công cuộc đổi mới.

Với 5 hiệp định thương mại tự do (FTA) được thiết lập, trong đó có cả các thỏa thuận thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với các đối tác chủ chốt, Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới 16 FTA khu vực.

Công tác tham mưu, nghiên cứu, xúc tiến các vấn đề kinh tế được đẩy mạnh, gắn sát với việc triển khai 3 đột phá chiến lược; đồng thời xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế-thương mại với các đối tác.

Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã bám sát nhu cầu, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và địa phương kết nối, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, du lịch, khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào những thành tựu phát triển kinh tế của đất nước nhiệm kỳ qua.

Công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai hiệu quả.

Nhiệm kỳ qua, đã bảo hộ trên 50.000 công dân, gần 10.000 ngư dân; riêng trong năm 2020 đã phối hợp tổ chức đưa khoảng 80.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia/vùng lãnh thổ về nước an toàn trong đại dịch COVID-19.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê hương, thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực đóng góp nguồn lực kinh tế và tri thức cho phát triển đất nước; gửi về gần 90 tỷ USD kiều hối trong giai đoạn 2016-2020.

Cũng theo đại biểu Bùi Thanh Sơn, công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nâng cao vị thế đất nước.

Các đại biểu dự phiên họp chiều 27/1, ngày làm việc chính thức thứ hai của Đại hội XIII. (Ảnh: TTXVN)

Đối ngoại đa phương chuyển mạnh từ tham gia sang chủ động, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế khu vực, toàn cầu; tạo được dấu ấn quan trọng trong đảm nhiệm các trọng trách quốc tế: Chủ nhà Năm APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2018, Diễn đàn Liên minh Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương 26 (năm 2018), Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2019 và đặc biệt hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN và AIPA 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; qua đó gia tăng uy tín và vị thế đất nước, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại được đổi mới cả nội dung và hình thức, quảng bá ngày càng hữu hiệu về đất nước, con người, thương hiệu, đặc sản vùng miền, địa phương và những thành tựu của Việt Nam với thế giới.

Để có được những thành tựu đó, đại biểu Bùi Thanh Sơn cho rằng, đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, toàn diện, tuyệt đối của Đảng; sự thấm nhuần và vận dụng linh hoạt tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; sự chủ động, sáng tạo, ứng phó linh hoạt với biến chuyển của tình hình.

Tại Phiên thảo luận, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã nêu rõ 3 bài học mà ngành Ngoại giao đã quán triệt và vận dụng sáng tạo thời gian qua. Đó là luôn kiên định với đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa và hội nhập quốc tế.

Độc lập, tự chủ cần tiếp tục là nền tảng, là cơ sở, là điều kiện tiên quyết cho hội nhập quốc tế thành công. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa sẽ góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập tự chủ của đất nước.

Cùng với đó, "Kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược,” kết hợp nhuần nhuyễn, biến hóa, sáng tạo giữa chiến lược và chiến thuật trên tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến” để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trong một môi trường quốc tế biến động không ngừng. Đồng thời, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm tranh thủ tối đa ngoại lực, tạo sức mạnh cộng hưởng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Muốn làm được như vậy, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định, cần “nhìn cho rộng, suy cho kỹ,” đánh giá đúng tình hình, nắm bắt kịp thời các xu thế và cơ hội, hiểu đúng và vận dụng phù hợp sức mạnh nội tại của đất nước.

Nâng cao vị thế của đất nước

Dự báo giai đoạn chiến lược sắp tới sẽ đầy biến động, thậm chí với những thay đổi sâu sắc mang tính bước ngoặt, mang lại cả cơ hội và thách thức với đất nước ta, đại biểu Bùi Thanh Sơn cho rằng, điều này đòi hỏi đối ngoại phải nâng cao hơn nữa năng lực, tính nhạy bén, tốc độ, linh hoạt và khả năng phối hợp liên ngành trong triển khai nhiệm vụ.

Trước tình hình đó, đối ngoại thời gian tới phải thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1964: “Muốn làm gì cũng vì lợi ích dân tộc, phải luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục vụ và nhà ngoại giao phải khôn khéo để lợi ích đó được đảm bảo.”

Theo đó, đối ngoại phải phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; kiến tạo mọi điều kiện, huy động mọi nguồn lực, và tranh thủ mọi cơ hội để phục vụ sự nghiệp phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Để làm được như vậy, đại biểu Bùi Thanh Sơn đã kiến nghị một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đối ngoại.

Đó là, tiếp tục đưa vào chiều sâu, tăng cường đan xen lợi ích và tin cậy chính trị với 30 Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện; trong đó, đặt phát triển vào vị trí trọng tâm của các mối quan hệ và lấy châu Á-Thái Bình Dương là địa bàn trọng điểm chiến lược; đồng thời thúc đẩy quan hệ với các đối tác tiềm năng ở các khu vực khác.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương; tham gia tích cực hơn vào định hình các thể chế đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc, hợp tác Mekong…; kiên trì thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế; chủ động đề xuất các sáng kiến thiết thực, phù hợp với khả năng, lợi ích của đất nước và quan tâm của cộng đồng quốc tế; triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và sáng tạo hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, tích cực nắm bắt các cơ hội to lớn về khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, chuyển đổi số, phát triển xanh...

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, trên tinh thần “đồng hành,” “phục vụ,” Bộ Ngoại giao, với mạng lưới 94 cơ quan đại diện ở nước ngoài, sẽ luôn là nhà, là địa chỉ thân thiết, tin cậy, là nơi kết nối các cơ hội hợp tác của các địa phương, doanh nghiệp và người dân Việt Nam ở nước ngoài.

“Đối ngoại kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, giữa Đối ngoại Đảng, Ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, để tạo thế chân kiềng vững chắc, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa;” chủ động phòng ngừa và hóa giải các nguy cơ an ninh thông qua thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và thượng tôn pháp luật.

Đối ngoại góp phần tích cực xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với 44 danh hiệu và di sản thế giới được UNESCO công nhận, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, con người yêu chuộng hòa bình, năng động và có ý chí vươn lên mạnh mẽ; qua đó thu hút đầu tư, du lịch, giao thương, thúc đẩy phát triển bền vững ở địa phương và đất nước nói chung.

Đối ngoại sẽ là cầu nối vững chắc để gắn kết cộng đồng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, huy động nguồn lực to lớn của kiều bào đóng góp cho quá trình phát triển và hội nhập của đất nước,” đại biểu Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Để triển khai thành công những nhiệm vụ chiến lược này, đại biểu Bùi Thanh Sơn đề xuất cần tập trung xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, trong đó trọng tâm là phát triển đội ngũ cán bộ đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chuyên môn, thông thạo kỹ năng, ngày càng chuyên nghiệp, sáng tạo và năng động thích ứng với tình hình.

Với niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quyết tâm, đồng hành của toàn bộ hệ thống chính trị, thay mặt ngành Ngoại giao, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cam kết, ngành sẽ phấn đấu cao nhất, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, góp phần hiện thực hóa thành công mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam hạnh phúc, phồn vinh, có vị thế, uy tín cao trên trường quốc tế./.

TheoTTXVN

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái