Trong talkshow với chủ đề “Ứng dụng di động tại thị trường Việt và Thế giới” của chương trình Kết nối không giới hạn trên HTV9 ngày 6/12,ìmthấyđộnglựctừViettelkhiquyếtđịnhtiếnsangnướcngoàkèo nhà cái.de ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG cho biết, quyết định đưa Zalo ra nước ngoài là một quyết định đầy khó khăn vì đang phải “phân thân” để làm 2 việc rất khó cùng một lúc, đó là vừa phải kiếm tiền ở thị trường trong nước, vừa phải đưa ứng dụng ra thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, Zalo có một niềm tin rằng con người chỉ có thể phát triển được khi gặp những việc khó khăn. “Khi có những mặt trận mới, thách thức mới thì đó vừa là cơ hội, vừa là thử thách cho những người trẻ ở công ty có cơ hội phát triển và tạo ra những giá trị mới”, ông Khải cho biết thêm.
Zalo đã có 60 triệu người dùng và rất khó để ứng dụng tiếp tục phát triển về lượng người dùng như trong quãng thời gian qua nên đơn vị này buộc phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm những thị trường mới cũng như để có sự chuẩn bị dài hơi cho tương lai. Mặc dù việc ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn nhưng với khát vọng của các kỹ sư phát triển Zalo thì dù thị trường Myanmar có thất bại cũng không ngăn cản được đội ngũ này đi ra những thị trường khác ở ASEAN, Châu Á hay ngoài Châu Á. Thậm chí, nếu một ngày nào đó 10 đội của Zalo Group ra nước ngoài để phát triển thị trường nhưng có đến 8 đội thất bại thì 2 đội thành công còn lại cũng sẽ đem đến những kinh nghiệm vô cùng quý báu để phát triển hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh đó, sở dĩ Zalo có thể vượt qua được những khó khăn khi lần đầu ra nước ngoài đến từ khát vọng rằng người Việt Nam có thể làm được những sản phẩm chất lượng quốc tế và không hề kém cạnh với các sản phẩm nước ngoài. Bởi vì, nếu sản phẩm có chất lượng quốc tế và được đón nhận thì những yếu tố khác như doanh thu, thị phần sẽ tự đến.