Sáng nào cô cũng phải canh cửa,âmsựcayđắngcủamẹchồngxincondâutiềnănsákeo nha cái hôm nay canh giờ con dâu đi làm để xin xỏ tiền ăn sáng. Chỉ cần dậy trễ nó đi làm mất thì hôm đó xem như 2 mẹ con bị đói.
Kể ra hoàn cảnh của mình, cô rất sợ thiên hạ chế giễu kiếp trước cô đã phạm phải tội gì mà kiếp này lại gánh nghiệp nặng đến thế. Nhưng ngồi nhìn con trai mà cô bất lực quá. Cô cũng muốn biết mình đã gieo những quả ác gì mà về già lại mất nhà vào tay con dâu và vẫn phải ngửa tay xin nó từng đồng. Còn con trai cô vẫn đang nằm kia, mất hết tri giác mòn mỏi héo hon như một cái cây, tưới nước thì sống dật dờ và có thể ra đi lúc nào không biết.
Đời cô long đong từ bé. Có cha thì mất cha, cưới chồng thì mất chồng, và đứa con trai duy nhất giờ cũng sắp bỏ cô mà đi. Nhiều lần cô muốn tự vẫn chết đi. Thà cô là người đi trước còn hơn chứng kiến những người thân yêu lần lượt ra đi, nhưng số phận không để cô toại nguyện.
Khi con trai cô cưới vợ, cô không ưng con dâu vì nhiều lẽ. Nhưng bù lại con dâu cô có học thức nên cô hi vọng nhân cách được cứu vãn phần nào. Giờ cô lại nghiệm ra, kẻ ngu ngơ ít học như cô mới không thâm hiểm, còn người có học như con dâu vì giỏi giang nên có nhiều toan tính.
Con trai cô ngã bệnh, chẳng có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chính vì thế khi phát hiện ra, bác sĩ bảo nó đã giai đoạn cuối. Ngày đưa nó lên xe cấp cứu, cô chạy theo không kịp mang cả dép. Vậy mà vợ nó vẫn kịp bôi son đi giày cao gót theo chồng nhập viện.
Con trai cô ngã bệnh, chẳng có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu (Ảnh minh họa) |
Hai tháng 20 ngày ròng rã ở viện, cô ở bên chứng kiến con trai liên tục hóa trị mà khóc cạn nước mắt. Tóc nó rụng hết thì cô cũng bạc trắng đầu. Hằng ngày ngắm nó qua cửa kính phòng cách ly cô đau đứt ruột, nó không ăn một ngày cô cũng không ăn một ngày. Vậy mà vợ nó vẫn nhàn tênh, mỗi ngày ghé thăm đôi phút rồi về.
Bác sĩ trả con trai cô về nhà vì nó chỉ có thể tồn tại đời sống thực vật. Cô quyết tâm và đã hứa trước bàn thờ ba nó là dù nó chỉ là một cái cây thì cô cũng sẽ nuôi đến hết đời. Cô tự an ủi là trong nhà có đến hai người phụ nữ và thầm cầu nguyện cho con trai cô một kỳ tích. Cô sẵn sàng đánh đổi tuổi thọ và sinh mạng để con trai cô được sống, dù chỉ là hồi phục 50%.
Nhưng ngày con trai cô ốm đau như thế cũng là những ngày con dâu cô bắt đầu thay lòng từ đó. Chỉ một, hai tuần đầu là nó còn ghé thăm, chuyện trò và lấy khăn lau người cho chồng. Về sau, đi làm về là nó đi thẳng lên phòng sập cửa, không nấu cơm và không chào người mẹ chồng này lấy một tiếng.
Rồi con dâu còn đánh vào tâm lý bế tắc của cô để đòi cô đưa sổ đỏ ngôi nhà 4 tầng này để cầm cố lấy tiền chữa bệnh cho con trai. Nó bảo ở miền nọ có ông thầy chữa ung thư rất hay, có thể làm cho người thực vật sống lại được nhưng chi phí cao. Cô thì còn nước còn tát, vì con cô có thể bán mạng thì cái nhà có nghĩa lý gì. Thế là nó cầm sổ đỏ đi đâu mất, tuần sau mang về một ông thầy đến thăm khám cho con trai cô. Độ một tuần thì không thấy đến nữa, mà bệnh tình của con cô không chuyển biến gì hết.
Cô nóng lòng hỏi thì nó gắt bảo mẹ biết gì, cứ đợi đấy. Nhưng cô càng đợi càng mất hút. Mấy hàng xóm sang chơi nhà, cô tâm sự thế thì hàng xóm bảo cô dại, thế là mất trắng rồi. Cô cũng ngẫm và thấy mình dại thật nhưng ngậm ngùi không nói ra. Cuộc sống của mẹ con cô bây giờ chỉ trông chờ vào con dâu, chỉ mình nó có thể làm ra tiền để chạy chữa cho con trai cô. Chuyện cái nhà, cô cứ nghĩ là làm quà cho nó để nó lo lại cho mình cũng được.
Nhưng nó cầm sổ đỏ rồi thì quên mất nghĩa vụ làm dâu làm vợ của mình ngay. Nó xem như người mẹ chồng này, người chồng ung thư giai đoạn cuối của nó đã chết. Bây giờ nó còn công dẫn người đàn ông khác về nhà. Cô có hỏi thì lúc nó bảo là đồng nghiệp, lúc thì anh họ rồi thợ thầy gì đó. Cô có khóc dưới chân nó van xin nó đừng làm thế vì con trai cô còn nằm đấy, tuy không nói ra thôi nhưng biết hết thì nó vẫn không động lòng.
Bực lên, con dâu còn bỏ đói cả cô. Cả ngày nó chỉ cho tiền đủ mua thức ăn 1 bữa/ngày. Cô đòi hỏi ngày 3 bữa thì nó bảo ở nhà chẳng làm gì ăn lắm thế. Còn để dành tiền ít nữa lo hậu sự cho chồng nó chứ.
Cô không đói đến mức phải ngửa tay xin nó ban phát cho từng đồng. Nhưng cô muốn con trai cô nằm đó mà không phải nhịn bữa sáng. Vì thế, sáng nào cô cũng phải canh cửa, canh giờ con dâu đi làm để xin xỏ tiền ăn sáng. Chỉ cần dậy trễ nó đi làm mất thì hôm đó xem như 2 mẹ con bị đói. Cô cố an ủi, thôi thì chồng nó chưa chết mà nó còn bội bạc thì mình như thế này vẫn chưa là gì. Chỉ tội cho con trai cô, nó nằm bất động nhưng biết khóc. Cô phải tự lau nước mắt cho mình và cho cả con trai.
Con dâu chửi cô như chính nó mới là mẹ chồng, còn người đàn ông nằm ở kia chỉ là người dưng nước lã (Ảnh minh họa) |
Hàng tháng áp lực nhất là đến ngày cô phải cầm toa thuốc đi mua thuốc cầm cự cho con. Tiền thì cô không có, vay mượn cũng không được nên đành phải trơ mặt xin con dâu. Nhưng xin tiền ăn sáng đã khó. Xin tiền mua thuốc cầm cự còn khó và nhục hơn ngửa tay ăn mày người dưng. Nó chửi cô như chính nó mới là mẹ chồng, còn người đàn ông nằm ở kia chỉ là người dưng nước lã. Song vì con cô có thể chịu nhục được hết, chỉ van nó nói nhỏ thôi vì sợ con trai cô nghe thấy.
Nếu con trai cô chết đi thì cô chẳng cần phải cố gắng sống nhục, sống khổ như thế này. Muốn khuyên con dâu sống có nghĩa tình hơn để sau này không phải gánh nghiệp như cô bây giờ nhưng nó không nghe. Nó bảo chính mẹ con cô mới là nghiệp chướng của nó. Thôi thì nghiệp nào cũng được, chỉ mong nó đừng bỏ rơi con trai cô đến ngày cuối cùng. Chỉ mong nó phát lòng từ bi cho mẹ con cô đủ ngày 3 bữa và lo thuốc thang đủ đầy hàng tháng. Còn mọi thứ, cô sẽ tính sau vậy…
(Theo Cô Vy/Trí thức trẻ)