Không nằm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”,ồnglúagiảmphátthảinôngdânĐắkLắkbánUSDtínchỉlịch thi đấu bóng đá u19 hôm nay song trải qua 3 tháng trồng lúa theo phương thức tưới ướt - khô xen kẽ và bón phân theo quy trình phù hợp, vụ lúa này gia đình ông Lê Như Hùng ở xã Bình Hòa (Krông Ana, Đắk Lắk) giảm được một nửa lượng nước tưới, giảm 15% chi phí sản xuất, trong khi năng suất lúa tăng 2 tấn so với canh tác kiểu cũ.
Với 4ha lúa trồng theo hướng giảm phát thải, gia đình ông vừa thu hoạch được gần 45 tấn thóc. Hiện, ông Hùng và nông dân tham gia trồng lúa giảm phát thải carbon tại xã Bình Hòa đang chờ bán tín chỉ carbon cho doanh nghiệp nước ngoài.
Tại xã Bình Hòa có 42ha diện tích canh tác lúa được áp dụng theo quy trình tưới ướt khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI. Năng suất lúa dự kiến đạt 11 tấn/ha.
Theo tính toán, khi áp dụng phương pháp canh tác của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI, mỗi 1ha lúa sẽ tạo ra 3 tín chỉ carbon. Đơn vị thu mua tín chỉ carbon lúa ở Đắk Lắk là thành viên của Công ty Netzero Carbon Thái Lan đã quyết định chi trả 20 USD cho 1 tín chỉ. Như vậy, với 1ha giảm phát thải, nông dân thu thêm được 1,5 triệu đồng.
Sau khi làm việc trực tiếp với địa phương, đơn vị thu mua cam kết chỉ cần ra báo cáo là mua ngay, không cần có đơn vị thứ 3 cấp tín chỉ carbon. Bởi, hiện tại thị trường quan trọng nhất là châu Âu chưa công nhận bất kỳ chứng nhận của tổ chức nào, nhưng báo cáo giảm phát thải được xây dựng dựa trên tiêu chí chuẩn và quy định của Liên hợp quốc.
Ông Trần Minh Tiến - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon Việt Nam cho biết, công ty đang chờ kết quả chính thức của Công ty Spiro Carbon (Mỹ) về kết quả giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa ở Đắk Lắk. Khi có số liệu cụ thể, công ty sẽ mua tín chỉ carbon, đồng thời trao chứng chỉ carbon sản phẩm lúa gạo đầu tiên của Việt Nam cho nông dân Đắk Lắk.
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh sản xuất lúa ổn định trên diện tích 100.000ha. Nếu bán tín chỉ carbon thành công, vụ tới đây tỉnh sẽ mở rộng diện tích trồng lúa giảm phát thải để nông dân có thêm thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Ở nước ta diện tích gieo cấy lúa lên tới 7,1 triệu ha. Ngoài Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, nhiều địa phương đang áp dụng mô hình trồng lúa giảm phát thải hướng tới bán tín chỉ carbon.
Đơn cử, tỉnh Nghệ An đang phối hợp Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tính toán triển khai tạo tín chỉ carbon chủ yếu từ giảm phát thải khí metan trong sản xuất lúa.
Với diện tích trồng lúa trên 180.000ha, mỗi năm Nghệ An có tổng sản lượng lương thực trên dưới 1,1 triệu tấn/năm, đồng thời có tiềm năng giảm 1,44 triệu tấn CO2 tương đương.
Dự án hợp tác nhằm phát hành tín chỉ carbon trong sản xuất lúa được bắt đầu triển khai thử nghiệm từ vụ xuân 2024. Ở mùa đầu tiên, dự án sẽ thực hiện trên diện tích gần 6.000ha lúa tại các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương, Diễn Châu… với khoảng 24.000 hộ nông dân tham gia.
Chia sẻ với PV.VietNamNet, ông Hà Sỹ Đồng - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, diện tích lúa hữu cơ của tỉnh đã lên tới con số 1.100ha.
Xét về mặt khoa học và các tiêu chí để tham gia vào thị trường carbon thì nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đầu tiên. Đây là mô hình thành công của tỉnh Quảng Trị để nhân rộng, từ đó hình thành các cánh đồng hữu cơ, tuần hoàn, xoá dần dấu chân carbon trên các mảnh vườn, thửa ruộng, ông Đồng cho hay.
Ở Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải ở ĐBSCL, Ngân hàng Thế giới ước tính vùng chuyên canh lúa theo đề án khi hình thành có thể giảm 10 triệu tấn carbon mỗi năm. Với giá 10 USD/tín chỉ carbon mà Ngân hàng Thế giới cam kết mua, 1 triệu ha nông dân có thể thu về khoảng 100 triệu USD/năm.
Bên cạnh đó, ngành lúa gạo có thêm 16.000 tỷ đồng/năm từ việc giảm chi phí đầu vào và tăng giá thành sản phẩm đầu ra. Chưa kể, các yếu tố tăng thêm về giá trị trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo giảm phát thải của Việt Nam.
Hiện nay, trồng lúa giảm phát thải được triển khai tại một số tỉnh vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho hay, Văn phòng Ban chỉ đạo đang triển khai xây dựng cơ chế pháp lý, cơ chế vận hành, đưa được mô hình và kết quả cụ thể để sớm khẳng định được ý nghĩa và hiệu quả của đề án.
Nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8 năm nay, chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải” và Cục Trồng trọt sẽ công bố tiêu chuẩn cơ sở ban đầu, ông Nam chia sẻ.
Trồng lúa để bán được 10 USD/tín chỉ carbon: Phải theo quy trình nghiêm ngặtNgân hàng Thế giới cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ trồng lúa giảm phát thải ở ĐBSCL. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa, vậy nông dân canh tác như thế nào để bán được tín chỉ carbon.