TheóckhuấtphíasauThunglũngSiliconhàonhoátỷ lệ cượco New York Times, Thung lũng Silicon còn được gọi là mảnh đất của sự chia rẽ. Mặc dù đã thúc đẩy nền kinh tế Mỹ kể từ sau cuộc Đại suy thoái (2007-2009), nơi đây vẫn là một trong những khu vực bất bình đẳng nhất xứ cờ hoa.
Hiếm thấy người lao động nào ở nơi này giống những gã khổng lồ công nghệ trứ danh “trong truyền thuyết”.
Họ cũng kiếm được ít hơn hẳn so với nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg hoặc Tim Cook, CEO hãng Apple.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Khu vực Thung lũng Silicon, ở thời kỳ đại dịch bùng phát, cứ 4 trên 10 gia đình có con nhỏ ở khu vực này không chắc đủ ăn vào ngày tiếp theo.
Trong khi đó, ông chủ hãng xe điện Tesla, tỷ phú Elon Musk, là người kiếm được nhiều tiền nhất trong dịch Covid-19 với 118 tỷ USD, The Washington Post đưa tin.
Đối với những người không đủ may mắn để lọt vào danh sách tỷ phú, như các kỹ sư hạng trung và nhiều cư dân lâu đời khác, thung lũng trở thành nơi không còn thân thiện như trước kia, đồng thời thử thách khả năng đương đầu và quyết tâm của họ.
Mức lương chẳng thấm vào đâu
Năm 2016, Gee và Virginia, đến từ Đài Loan (Trung Quốc), mua một căn nhà 5 phòng ngủ ở Los Gatos, một thị trấn đắt tiền nằm nép mình bên chân đồi ven biển. Ở thời điểm đó, những căn nhà cùng phố với gia đình họ chỉ có giá dưới 2 triệu USD.
Gia đình nhỏ của Gee và Virginia. |
Cặp vợ chồng kiếm được khoảng 350.000 USD/năm, gấp hơn 6 lần mức trung bình của hộ gia đình Mỹ. Virginia làm việc trong bộ phận tài chính của tập đoàn công nghệ HP, còn Gee là nhân viên đời đầu của một công ty khởi nghiệp đang phát triển ứng dụng đấu giá trực tuyến.
Gee cho biết mức lương ở Thung lũng Silicon của họ nghe chừng thật giàu có đối với phần còn lại của nước Mỹ. Tuy nhiên, những cư dân sinh sống tại đây không cảm thấy như vậy.
Chẳng hạn, do phải lo khoản tiền nhà và chi phí chăm sóc 2 con nhỏ, cặp vợ chồng vẫn chưa thể mua đủ đồ nội thất cho tổ ấm của họ sau 5 năm chuyển đến.
Tương tự, Ravi và Gouthami trăn trở về tương lai của họ tại Thung lũng Silicon.
Mặc dù đã làm việc rất chăm chỉ và có nguồn thu nhập khá, khoảng 90.000 USD/năm mỗi người, hai người vẫn cảm thấy tương lai “tươi sáng” ở Thung lũng Silicon đang lẩn tránh họ.
Ravi và Gouthami sở hữu nhiều bằng cấp khác nhau về ngành công nghệ sinh học, khoa học máy tính, hóa học và thống kê.
Năm 2013, sau khi học tập ở Ấn Độ và làm việc một thời gian tại Wisconsin và Texas, hai người đặt chân đến Khu vực vịnh San Francisco (bang California), nơi họ đang làm việc với tư cách lập trình viên thống kê trong ngành dược phẩm tại Thung lũng Silicon.
Ravi và Gouthami muốn ở lại chốn này, nhưng lại không đủ tự tin rằng họ có thể tiết kiệm, đầu tư và lập gia đình.
Chỉ riêng tiền thuê căn hộ của hai người đã ngốn gần 3.000 USD/tháng. Họ có thể chuyển tới một nơi rẻ hơn nhưng việc di chuyển đến chỗ làm sẽ rất khó khăn trước tình hình giao thông hiện nay.
Ravi và Gouthami trăn trở về tương lai của họ tại Thung lũng Silicon. |
Sảy chân là thành vô gia cư
Bà Elizabeth từng học tại ĐH Stanford, một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới. Thế nhưng giờ đây, bà chỉ làm bảo vệ cho một công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon.
Hơn nữa, bà còn là người vô gia cư.
Những đồng nghiệp không nhà, không cửa như bà có thể làm việc ở căn tin bán đồ ăn hay lao công dọn dẹp, nhưng cũng có người là nhân viên văn phòng. Đôi khi, chỉ cần một sai lầm rất nhỏ hoặc gặp vấn đề sức khỏe, họ sẽ trở thành người vô gia cư.
“Thực tế là gần đây, có rất nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu rơi vào cảnh nghèo đói. Tình trạng vô gia cư của họ thường được cho rằng sẽ hồi phục sau 1-3 tháng, nhưng nó kéo dài hàng năm trời”, bà cho biết.
Bà Elizabeth từ chối tiết lộ địa điểm làm việc để tránh gặp rắc rối. |
Chia sẻ với New York Times, Erfan cho biết Thung lũng Silicon là nơi tuyệt vời nhưng "không phải mảnh đất tôi muốn dành cả đời sinh sống".
Trước đây, Erfan và chồng cô, một kỹ sư mới gia nhập Google, di cư từ Iran và từng sống ở Canada.
“Khi tôi kể với mọi người ở quê nhà rằng tôi đang sinh sống ở Thung lũng Silicon, họ thường cho rằng chúng tôi thật may mắn và chắc hẳn rất giàu có. Tuy nhiên, mấy ai biết vợ chồng tôi rất căng thẳng và mệt mỏi”, cô nói.
Erfan cho biết môi trường làm việc rất cạnh tranh, cộng thêm chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng khiến hai vợ chồng luôn lo lắng bị thất nghiệp, vô gia cư bất cứ lúc nào.
“Đến sống ở bang California rồi mơ ước trở thành triệu phú chẳng dễ dàng vậy đâu”, cô cho biết.
Theo Zing
Đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng ở Ấn Độ khiến nước này xuất hiện tình trạng trẻ mồ côi không nơi nương tựa.