Toàn cảnh phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ.
Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực,ựchiệnđồngbộgiảipháphoànthànhkếhoạkqbd uruguay đúng hướng
Thảo luận về tình hình kinh tế-xãhội tháng Chín và chín tháng đầu năm 2013, các thành viên Chính phủ thống nhấtnhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực,đúng hướng; nền kinh tế dần phục hồi với tốc độ tăng trưởng từng bước được cảithiện; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được nhiều kếtquả; lãi suất giảm dần, tăng trưởng tín dụng tiếp tục có những bước chuyển biếnkhả quan; sản xuất công nghiệp tuy còn khó khăn song đã có những chuyển biếnđáng kể, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo...
Cụ thể là tăng trưởng GDP chíntháng đầu năm ước đạt 5,14%, CPI tháng 9 /2013 tăng 4,63 % và là mức tăng thấpnhất trong vòng 4 năm qua , tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt gần 96,5tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, sản xuất nông nghiệp đang phục hồi tươngđối nhanh; dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi được kiểm soát; giá tôm đang ở mứccao nhất trong 10 năm trở lại đây; xuất khẩu nông-lâm-thủy sản 9 tháng đầu nămtăng 0,5%... Bên cạnh đó, các chính sách về giải quyết việc làm, an sinh vàphúc lợi xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, an ninh chính trị, trật tự xãhội được giữ vững.
Tuy nhiên, các thành viên Chínhphủ cũng cho rằng, nền kinh tế phục hồi còn chậm, chưa thực sự vững chắc; tiếnđộ thu ngân sách nhà nước đạt thấp hơn so với kế hoạch; thị trường và sức muacó chuyển biến nhưng chậm và thấp hơn cùng kỳ; hoạt động sản xuất kinh doanhvẫn còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vẫn còn cao...
Trên tinh thần này, Bộ trưởng BộTài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ,hiệu quả với Bộ Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách; bảo đảmcân đối thu - chi theo kế hoạch, giữ mức bội chi của năm như đã được thông qua;tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây nợ đọng, thất thoát, lãng phí.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tảiĐinh La Thăng đề xuất cần phải quyết liệt hơn trong thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí; đồng thời đi đôi với chính sách miễn, giảm, giãn thuế để kích thíchđầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cũng cần xử lý nghiêm các hành vi gianlận, trốn thuế; rà soát lại quy mô vốn đầu tư các dự án để kiểm soát tốt vốnđầu tư của nhà nước.
Bộ trưởng Cao Đức Phát kiến nghịChính phủ tiếp tục dành ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt làđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên vốn cho các công trình thủy lợi trọngđiểm; quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn.
Bộ trưởng đề nghị các địa phươngthực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai trong mừa mưa lũ; chủ động phòngchống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; kịp thời phát hiện, khống chế, dậpdịch, không để lây lan trên diện rộng cũng như chuẩn bị tốt nguồn cung ứng thựcphẩm cho các tháng cuối năm; chú trọng nhân rộng các mô hình sản xuất hàng hóachất lượng cao, hiệu quả, có sức cạnh tranh lớn.
Đề cập tới các giải pháp tháo gỡkhó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũngnhấn mạnh, các địa phương cần thực hiện quyết liệt hơn việc chuyển đổi các dựán nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, xử lý hiệu quả nợ đọng trong xây dựng cơbản; đẩy nhanh việc giải ngân gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ theo đúng đối tượng... quađó góp phần kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Bên cạnh khẳng định những chuyểnbiến tích cực của tình hình kinh tế-xã hội trong 9 tháng đầu năm, Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của nềnkinh tế cần tập trung khắc phục là hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiềukhó khăn; tình trạng gian lận, trốn thuế, gây thất thu ngân sách còn tiếp diễn;dư nợ tín dụng tăng chậm; công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều công trình lớnchưa được thực hiện tốt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhânđề nghị cần hết sức lưu ý đến công tác giải ngân, nhất là giải ngân vốn ODA,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; rà soát lại việc đóng thuế ở các khu vực kinhtế nhằm đề ra các giải pháp hiệu quả trong chống trốn thuế, gian lận thuế.
Để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạmphát, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các bộ, ngành địa phương cần đặc biệtquan tâm kiểm soát giá cả thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, nhấtlà đối với những mặt hàng thiết yếu trong những tháng cuối năm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninhcũng lưu ý cần tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng như liên kết với nông dântrong sản xuất, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Tại phiên họp, ý kiến của một sốthành viên Chính phủ cũng đề nghị cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sáchđảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, cho vay hỗ trợ nhà ở ; quyết liệt hơn trongthực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, dạy nghề, tạo việc cho người laođộng; thúc đẩy sự phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoàn thành kế hoạch
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2013, cácnhiệm vụ đặt ra cho ba tháng cuối năm là hết sức nặng nề; tinh thần chung làcần tiếp tục bám sát, kiên định mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, không chủ quan lơlà trước mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đi liềnvới đó là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để duy trì tăng trưởng ở mứchợp lý, phấn đấu nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu đề ra cho năm2013.
Chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục điềuhành quyết liệt các giải pháp tăng cường tính vững chắc cho mục tiêu ổn địnhkinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, trong đó có việc tiếp tục điều hành mức lãisuất phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế;triển khai có hiệu quả hơn nữa trong xử lý nợ xấu, không để phát sinh nợ xấu;tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ giácả, nhất là giá cả một số mặt hàng thiết ; đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa,đặc biệt trong dịp Tết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầuphải thực hiện theo giá thị trường đối với điện, xăng dầu, song phải cân nhắc,có lộ trình phù hợp, tránh tác động tiêu cực lên mục tiêu kiềm chế lạm pháp, ổnđịnh kinh tế vĩ mô; đặc biệt phải công khai, minh bạch giá xăng dầu, giáđiện... Đồng thời thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối thu-chi theo kế hoạchvà quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công,giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện hiệuquả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thúc đẩy phát triển sản xuất, kinhdoanh; tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường trong vàngoài nước; quan tâm xử lý hiệu quả hàng tồn kho.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũnglưu ý cần t ập trung đẩy nhanh việc thực hiện tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theoĐề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê duyệt. Thực hiện tốt các hoạtđộng hội nhập quốc tế, thúc đẩy ký kết các Hiệp định Thương mại tự do... gópphần làm tăng cơ hội, tăng nguồn lực, đồng thời bảo đảm lợi ích quốc gia trongthời kỳ hội nhập.
Liên quan đến các giải pháp đảmbảo an sinh, phúc lợi xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các Bộ,ngành và địa phương quan tâm đến việc hỗ trợ các hộ nghèo, đối tượng chính sáchxã hội, thực hiện tốt công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạocác bộ, ngành chức năng tính toán, cân đối nguồn vốn để triển khai xây mới,nâng cấp các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải ở tuyến cuối của các thànhphố lớn, các bệnh viện tuyến Trung ương thuộc các chuyên khoa: chấn thươngchỉnh hình, tim mạch, ung bướu, sản và nhi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũnglưu ý các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác thông tin truyêntruyền, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, dư luận một cách chính xác,kịp thời, khách quan, trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước, góp phầntạo đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra chonăm 2013.
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghevà thảo luận Báo cáo về tình hình triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tếgắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Kếhoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn thiệnBáo cáo này để trình Trung ương và Quốc hội.
Theo TTXVN