Hai cây đa - gạo kỳ lạ
Trong tiềm thức của người Việt,áchthậpphươngđổvềchiêmngưỡngcâyđfiorentina vs lazio cây đa, cây gạo là hình ảnh gợi nhớ về làng quê Bắc Bộ xưa.
Gạo và đa thường được trồng ở đầu làng, cuối làng hoặc giữa cánh đồng, việc cây đa và cây gạo mọc cạnh nhau là một điều ít thấy.
Vậy mà nằm cách Hà Nội gần 100 km, nằm trên địa phận làng Lưỡng Quán, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, hai cây cổ thụ đa và gạo lại mọc thành một thể thống nhất.
Người già trong làng cũng không còn nhớ nổi tuổi của cây. |
Khách phương xa khi đến thăm di tích đều hết sức ngạc nhiên bởi kỳ quan đa - gạo gắn kết thành một cụm cây khổng lồ.
Người làng cũng không biết cây đa và gạo có tự bao giờ, chỉ nghe những người cao tuổi kể lại cây đã có từ lâu lắm rồi. Do vậy, cũng không ai có thể lý giải được tại sao hai loài cây này lại có thể mọc chung một chỗ.
Nếu chỉ nhìn vào gốc, người ta đều lầm tưởng chỉ có một cây cổ thụ ở đó. Tuy nhiên quan sát kỹ, khách có thể nhận thấy cây gạo được bao quanh bởi những nhánh của cây đa. Thậm chí, một nhánh cây gạo tổ còn bám chặt vào gốc đa, tạo thành một cây thống nhất.
Thân cây gạo chọc thẳng lên trời được bao bọc bởi cây đa xung quanh. |
Cụm cây đa - gạo của làng Lưỡng Quán có chu vi khoảng 11m, đường kính gần 4m, chiều cao cây lên tới 38m, chu vi tán cây lên tới gần 200m.
Chính vì sự đặc biệt này, năm 2012, cụm cây đa - cây gạo cổ thụ của làng Lưỡng Quán được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Đây cũng là cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được vinh danh là Cây di sản Việt Nam.
Truyền thuyết miếu Nghè
Dưới bóng cây đa - gạo cổ thụ của làng Lưỡng Quán là miếu Nghè với những huyền tích liên quan tới bà quan Nghè.
Người làng đồn rằng, bà quan Nghè từng là quan võ của triều đình. Khi đánh trận về qua bờ tả sông Hồng đã qua đời tại đây.
Cổng dẫn vào miếu Nghè có cây đa - gạo cổ thụ. |
Khi bà mất, người dân đắp mộ và lập miếu thờ bà. Gian chính nơi ban thờ ở phía dưới chính là mộ kết còn lại. Ở đó, từ rất lâu đời, người làng đặt tượng năm con hổ để trông coi mộ.
Trên ban thờ còn chứa ba thanh kiếm cổ tương truyền là vũ khí bà dùng khi ra trận vẫn còn nguyên vẹn, được đặt để tưởng nhớ.
Người trong làng quan niệm, miếu rất thiêng. Nên vào các ngày lễ Tết, người dân thường đến đây cầu xin sức khỏe, bình an và những may mắn trong cuộc sống.
Chuông cổ treo trong miếu Nghè. |
Những người đi xa quê cũng thường ra miếu thắp hương cầu may trước một hành trình mới.
Ông Trần Khắc Tiến - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trung Kiên cho biết, miếu Nghè thờ quan bà Nghè, được người dân xây dựng từ hơn 100 năm nay và đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Quần thể cây đa - gạo cổ thụ có tuổi đời còn cao hơn, được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2012.
Người dân và chính quyền xã Trung Kiên vẫn tiến hành giữ gìn, tôn tạo. Miếu Nghè trước đây nhỏ và nhiều năm xuống cấp, sau này đã được xây dựng lại.
Cũng theo ông Tiến, khách thập phương thường về thắp hương, tham quan di tích này. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, từ 7 đến mùng 10 âm lịch, người dân tổ chức rước kiệu từ đình làng ra miếu Nghè và quần thể cây đa - gạo như một hoạt động văn hóa tưởng nhớ đến người có công với quê hương.
Nhiều năm nay, dân xóm Trại, Mai Yên, xã Trung Kiên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quây tôn, dựng chốt bảo vệ hai cây sưa cổ. Chỉ cần có người lạ vào xóm, lập tức kẻng báo động kêu vang.