Đó là nhận định của học giả Mỹ Graham Allison,ệMỹkết quả bóng đá đưc người đã đặt ra thuật ngữ "Bẫy Thucydides".
Ảnh: AP |
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tại một cuộc hội thảo trực tuyến do Viện Nghiên cứu Trung - Mỹ tổ chức tuần trước, ông Graham Allison mô tả Trung Quốc và Mỹ đang ở trong một động lực Thucydides - thuật ngữ ông dùng để chỉ xu hướng chiến tranh khi một "cường quốc đang lên đe dọa thay thế một cường quốc đang thống trị".
"Tôi nghĩ thực tế rõ ràng là nếu Trung Quốc thực hiện được giấc mơ Trung Hoa, Bắc Kinh sẽ thay thế Mỹ khỏi các vị trí lãnh đạo mà nước này đã quen thuộc trong "thế kỷ Mỹ", đặc biệt là ở khu vực này", Allison bày tỏ, ý nói đến châu Á. "Trung Quốc sẽ là nền kinh tế duy nhất lớn mạnh hơn vào cuối năm 2020 so với đầu năm. Tất cả thì đang co hẹp lại. Vì vậy, điều này sẽ trở nên tồi tệ, trừ khi Trung Quốc tìm được cách hạn chế các xung lực tự nhiên".
Theo học giả Allison, nguồn cơn gây xung đột là sự khác biệt trong các giá trị giữa hai nước.
"Đại sứ Thôi và tôi đã nói về điều này", ông Allison cho biết, nhắc tới Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải, người cũng tham gia cuộc thảo luận. "Ông ấy nói rất đúng, rằng đề xuất của Mỹ là để Trung Quốc thực hiện một cuộc cấy ghép ADN, vì vậy nếu họ trở nên giống như chúng tôi, chúng tôi sẽ vượt qua thành phần giá trị này của nó".
Đại sứ Thôi lập luận rằng "các giá trị phổ quát" được chọn từ một số nền văn minh, nhưng không phải như vậy mà các giá trị khác không được coi là phổ quát.
"Vì vậy, đôi khi mọi thứ được thực hiện bởi một số người nhân danh các giá trị trừu tượng đó. Nhưng trên thực tế, họ lại đang cố gắng nâng cao giá trị vật chất", Đại sứ Thôi Thiên Khải nói, theo bản ghi được đăng trên trang web của sứ quán Trung Quốc.
"Rất thường xuyên, mọi người nói về cái gọi là các giá trị phổ quát. Nhưng thẳng thắn mà nói, nếu những giá trị này chỉ bắt nguồn từ một nền văn minh nào đó mà không tính đến các giá trị của các nền văn minh khác, tôi không nghĩ rằng chúng là hoặc có thể được gọi là phổ quát".
Theo ông Thôi Thiên Khải, Trung Quốc sẵn sàng xem xét các cách thức cải thiện quan hệ căng thẳng với Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng sẵn sàng "đảo ngược tiến trình".
Quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang ở mức xấu nhất trong nhiều thập niên, bị kéo căng bởi đại dịch Covid-19 cùng một cuộc thương chiến và vô số chỉ trích nhằm vào Trung Quốc liên quan tới những vấn đề khác.
Tuy nhiên, với việc một chính trị gia Dân chủ có bề dày kinh nghiệm đối ngoại nhiều chục năm như ông Biden thắng cử và cam kết tái thiết quan hệ đối tác với các đồng minh của Mỹ, có thể sẽ có một sự cài đặt lại quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.
"Để đặt các mối quan hệ này vào đúng hướng, để có sự cải thiện quan hệ thực sự, cả hai bên phải tiến hành trên tinh thần thiện ý và thiện chí", vị đại sứ nói. "Tôi không nghĩ Trung Quốc nên làm điều gì đó để làm hài lòng bất kỳ ai ở đây. Chúng tôi luôn đứng về các mối quan hệ ổn định và tốt đẹp với Mỹ".
Tuy nhiên, ông Thôi Thiên Khải thừa nhận, trong một thế giới hậu đại dịch, quan hệ Mỹ - Trung có thể sẽ không quay trở lại như trước kia, và ông Biden có thể tìm cách hợp tác với các đồng minh để thực thi chính sách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây sẽ là một cái bẫy, ông Thôi Thiên Khải cảnh báo.
Thanh Hảo
Một lập trường cứng rắn trước Trung Quốc là điểm đồng thuận hiếm hoi giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ những ngày này.