Ngày 6/3 đánh dấu vụ “sập” thứ sáu trong năm nay của Twitter. Bấm vào bất kỳ liên kết nào trên mạng xã hội cũng gặp tin nhắn báo lỗi,ệngìđangxảyratạbảng xếp hạng nhất hàn quốc trong khi mọi nỗ lực đăng ảnh đều thất bại.
Không giống với những lần trước, Twitter không “sập” hoàn toàn mà vẫn “thoi thóp”, cho phép người dùng tự do thảo luận. Các chủ đề lên xu hướng hầu hết liên quan đến sự cố, một số suy đoán nguyên nhân dẫn đến vụ việc là những yêu cầu cá nhân của Elon Musk.
Tin nhắn báo lỗi đề cập tới Twitter API, dịch vụ giúp các chương trình khác tương tác với website. Vào tháng 1, công ty bất ngờ cấm các ứng dụng bên thứ ba sử dụng API, khiến chúng trở nên vô dụng chỉ sau một đêm. Dường như Twitter vẫn đang mày mò tính năng này và vô tình chặn chính các ứng dụng của mình.
Vào cuối ngày, Musk xác nhận “thay đổi API nhỏ dẫn đến hậu quả lớn”. Theo ông chủ Twitter, để giải quyết vấn đề, cần “viết lại hoàn toàn”.
Theo trang tin Platformer, chỉ có một kỹ sư duy nhất được giao làm dự án phát triển phiên bản API trả phí. Kỹ sư này đã thao tác sai mà không nhận ra hậu quả.
Những sai lầm vẫn thường xuyên xảy ra, Twitter không phải mạng xã hội duy nhất bị hạ gục do lỗi của kỹ sư: Năm 2021, các dịch vụ của Facebook cũng không truy cập được trong gần 6 tiếng sau khi công ty vô tình xóa chính mình khỏi “danh bạ” Internet. Song tần suất sập của Twitter – ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian – khiến không ít người đặt ra câu hỏi liệu có vấn đề mang tính hệ thống nào không.
Steven Murdoch, Giáo sư Kỹ thuật bảo mật tại Đại học London (Anh), cho rằng đội ngũ kỹ sư giảm đáng kể đồng nghĩa ít người giám sát hệ thống và phát hiện vấn đề nhỏ hơn trước khi chúng “bùng” lên. Việc viết lại mã Twitter có thể giúp tránh những vấn đề như vậy nhưng đây là chiến lược rủi ro cao. Đội ngũ kỹ sư vốn ít ỏi sẽ phải chia ra vừa duy trì mã cũ, vừa tạo phiên bản mới.
Trước đây, Musk từng bị “tống cổ” khỏi vị trí CEO PayPal vì dẫn dắt dự án hợp nhất back-end của X.com và PayPal. Twitter không chỉ phải viết lại mã mà còn có những việc khác cần hoàn thành đúng hạn. Theo Financial Times, EU yêu cầu Musk tuyển thêm nhiều chuyên gia quản trị để tuân thủ quy định mới về quản lý nền tảng mạng xã hội, còn Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đang điều tra công ty trước những lo ngại về khả năng bảo vệ người dùng của Twitter. Từ khi Musk thâu tóm “chim xanh” tháng 10/2022, lực lượng lao động đã giảm từ 7.500 xuống khoảng 2.000.
Ngày 7/3, Musk còn phải xin lỗi một nhân viên Twitter khuyết tật sau khi lôi người này vào một cuộc khẩu chiến trên mạng. Musk chế giễu Haraldur Thorleifsson lấy khuyết tật làm cái cớ để lười biếng nhưng sau đó đổi giọng và nói chỉ là “hiểu nhầm”.
Nhằm cắt giảm chi phí, Twitter ngừng trả tiền thuê văn phòng, vệ sinh, thậm chí lưu trữ web. Các vấn đề về kỹ thuật tại đây phát sinh trong bối cảnh áp lực tài chính đè nặng. Twitter phải gánh khoản nợ 13 tỷ USD như một phần trong gói tài trợ của Musk cho vụ thâu tóm. Tiền lãi mỗi quý rơi vào khoảng 300 triệu USD.
Các nhà phân tích cảnh báo Twitter phải có lãi mới có thể thanh toán những khoản nói trên một cách ổn định. Theo kết quả kinh doanh cuối cùng được công bố năm 2022, Twitter "thậm chi" gần 124 triệu USD. Trong khi đó, Musk vẫn nhắc lại kế hoạch giới thiệu công cụ thanh toán trên Twitter. Ông nghĩ về tương lai người dùng có thể gửi tiền cho nhau chỉ bằng một cú nhấp chuột.
“Tôi cho rằng Twitter có thể trở thành tổ chức tài chính lớn nhất thế giới”, ông nói.
Tuy nhiên, quảng cáo mới chính là nguồn thu lớn nhất của Twitter, chiếm phần lớn trong doanh thu 5,1 tỷ USD của công ty năm 2021. Musk thừa nhận sau khi mua lại mạng xã hội, nguồn thu từ quảng cáo đã giảm mạnh. Tháng 1, doanh thu hàng ngày của Twitter giảm 40% so với năm 2022.
Farhad Divecha, Giám đốc quản lý hãng tiếp thị kỹ thuật số Accuracast, nhận xét các sự cố như thế này không khiến người ta tin tưởng vào khả năng phục vụ khách hàng của Twitter, tới mức mà họ cảm thấy thoải mái khi chi tiền.
6 vụ sập khiến cho nỗ lực đưa Twitter đi trên con đường bền vững của Musk thêm phức tạp.
(Theo The Guardian)