Nếu vụ việc quan trọng thì người đứng đầu cơ quan phải bố trí thời giantiếp và giải quyết những kiến nghị của công dân
Cần quy định rõ trách nhiệm vàhình thức kỷ luật trong dự án Luật Tiếp công dân. Đó là ý kiến của nhiều đạibiểu Quốc hội trong phiên thảo luận ở tổ chiều 31-5.
Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên (đoànHải Phòng) cho rằng,ườiđứngđầucơquancóthểbịkỷluậtnếukhôngtiếpdâket qua truc tuyen 7m nếu các vụ việc, kiến nghị của người dân không được giảiquyết hoặc giải quyết không được thỏa đáng thì sẽ dẫn đến khiếu kiện kéo dài.Để giải quyết tình trạng này, người đứng đầu cơ quan phải có trách nhiệm bốtrí, sắp xếp thời gian trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân vàphải hẹn rõ thời gian trả lời thắc mắc của dân.
Đại biểu thảo luận ở Tổ về Luật Tiếp công dânTheo đại biểu Nguyễn Viết Nhiên,dự án Luật Tiếp công dân cần phải ghi rõ trách nhiệm, hình thức xử lý đối vớingười đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân. Nếu cán bộ nào không trực tiếpsắp xếp thời gian tiếp công dân kéo dài thì có nên có hình thức kỷ luật hoặccho thôi giữ chức vụ đó.
Đồng ý với quan điểm trên, đạibiểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) nêu kiến nghị: Quy trình giải quyết khiếunại tố cáo và giải quyết công dân phải khoa học. Nếu vụ việc quan trọng thìngười đứng đầu cơ quan phải bố trí thời gian tiếp và giải quyết những kiến nghịcủa công dân, không nên giao cho cán bộ cấp dưới hoặc chuyên viên giải quyết.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh cho biết,dự thảo Luật Tiếp công dân cần phải quy định rõ trách nhiệm và hình thức kỷluật đối với người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân. Chẳng hạn nhưngười đứng đầu cơ quan không trực tiếp công dân trong bao nhiêu buổi thì sẽ bịkỷ luật hoặc thôi giữ chức vụ đó.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy(đoàn Đà Nẵng): Trách nhiệm tiếp công dân phải quy định cụ thể tới từng cán bộcụ thể, không phải đơn thư nào mà cấp trên, cấp trưởng cũng có thể giao cho cấpdưới giải quyết được. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm tiếp,lắng nghe ý kiến của công dân trong 1 tháng là bao nhiêu buổi, kết quả tiếpcông dân phải được ấn định cụ thể là bao lâu và phải được công khai cho ngườidân biết.
Cần có quy chế cụ thể trong việctiếp công dân. Trách nhiệm tiếp công dân phải từ người đứng đầu cơ quan Nhànước, Chính phủ… Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Vân (đoàn Hải Phòng).
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Vân,người đứng đầu cơ quan Nhà nước, Chính phủ không chỉ đứng ra giao việc, chỉ đạonhân dân cần làm gì mà cũng phải lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đề xuất của nhândân để có phương hướng giải quyết.
Công dân có quyền được phát biểuý kiến, trình bày quan điểm và được trả lời khi nào vụ việc được giải quyết.Tuy nhiên, dự thảo Luật Tiếp công dân cần nêu rõ, người dân phải giữ an ninhtrật tự khi trình bày khiếu kiện, khiếu nại khi đến cơ quan, đơn vị Nhà nước.
Theo VOV