Bác sĩ Xu Zhengming,ôgáinóichuyệnkhôngaihiểuđikhámpháthiệnracókhốkèo nhà cái w88 Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chang Gung (thành phố Chiayi, Đài Loan) vừa tiếp nhận một trường hợp mắc bệnh nang nhái sàn miệng.
Trong một thời gian dài, nữ bệnh nhân luôn gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Không ai có thể hiểu cô gái đang nói chuyện gì. Khi mở lời, nữ sinh người Đài Loan lại cảm thấy như có một quả trứng trong miệng, lưỡi sưng, không đưa ra phía trước được dễ dàng.
Nữ sinh giao tiếp khó khăn và chịu đựng đau đớn do bị bệnh nang nhái sàn miệng
Khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có một khối u kích thước khoảng 6 cm nằm dưới lưỡi của bệnh nhân. Phần u nang gồ lên như bụng ếch ở sàn miệng.
Rất may mắn, ca phẫu thuật đã lấy được trọn khối u và sau đó, lưỡi trở lại bình thường, không để lại sẹo.
Căn bệnh này có tỷ lệ nhiễm 1 trong 10.000 dân. Tình trạng của nữ sinh trên rất hiếm khi khối u phát triển tới kích thước lớn tới vậy.
Nang nhái sàn miệng là loại nang lành tính, có đường kính khoảng 1-3 cm, thường có màu xanh nhạt gồ lên như bụng con nhái ở vùng sàn miệng. Đôi khi nang vỡ và xẹp hoàn toàn nhưng nhanh chóng tái phát trở lại.
Khi nang lớn hơn có thể lan qua đường giữa, lên trên và sang bên, gây rối loạn chức năng miệng. Nang thường thấy ở vùng dưới hàm, dưới cằm, bên cổ, cạnh hầu. Đôi khi nang lan xuống vùng cổ dễ nhầm với các loại u khác ở vùng cổ mặt.
Bên trong nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến dưới hàm hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.
Cách chữa trị phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ u nang. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng cẩn thận.
An Yên (Theo Ettoday)
Chị Lucy (người Anh) đưa con đi khám vì bé rất dễ có các vết bầm khắp cơ thể, đau đớn khi chải đầu.