Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhà cái uy tín >Loay hoay giúp con 'tiêu' thời gian nghỉ học tạm thời_xếp hạng bóng đá úc

Loay hoay giúp con 'tiêu' thời gian nghỉ học tạm thời_xếp hạng bóng đá úc

2025-01-13 03:31:27 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:126lượt xem

Chật vật lập thời gian biểu ở nhà

Trong tuần nghỉ đầu tiên,úpcontiêuthờigiannghỉhọctạmthờxếp hạng bóng đá úc chị Hằng khá thoải mái khi để con ngủ đến 9-10 giờ sáng.  

Buổi sáng, chị khoá trái cửa cho con ngủ ở trong nhà, bà nội ở nhà người chú bên cạnh sẽ dắt các em nhỏ hơn sang trông con nhà chị rồi cho lũ trẻ ăn trưa.

"Đi học 1 năm chẳng tăng cân nào, dịp này tăng cân, má phúng phính vì nối dài từ đợt nghỉ Tết". Sang tuần thứ hai chị bắt đầu sốt ruột vì con chị dường như đã thiết lập "nhịp sinh học" mới: Gần 12 giờ đêm mới ngủ, sáng gọi từ 8 giờ không dậy nổi.

Nhớ lại ngày đầu Thứ Hai tuần trước, khi mới có lệnh nghỉ học, một số bạn bè chia sẻ cho chị "thời khoá biểu nghỉ học của con trai" do một bà mẹ nổi tiếng trên mạng thiết lập, chị đã in ra và định mang về áp dụng rồi để quên mất. Từ tuần nghỉ thứ hai, chị yêu cầu con dậy sớm hơn và viết tỉ mỉ thời khoá biểu cho mỗi ngày.

"Nhưng tôi cũng chỉ liệt kê được "đầu việc" để con ở nhà tự thu xếp, chứ không thể ép chi li vào từng múi giờ. Cháu cũng cố gắng thực hiện được vài việc, nhưng thường là làm được một lát lại mất tập trung" - chị Hằng chia sẻ.

Nói về lịch sinh hoạt của con mình từ ngày được nghỉ học vì dịch bệnh, chọi Thu Hương (trú quận Đống Đa, Hà Nội)  lo lắng khi cậu con trai lớp 10 hay đi chơi bóng rổ cùng các bạn.

“Con ở tuổi này chưa biết sợ nhiều và cũng khó cấm đoán, như hôm qua cháu đi chơi cả 2 buổi. Tôi cũng dặn con đeo khẩu trang nhưng lúc chơi, con có đeo không thì mình không biết mà cũng không kiểm soát được. Tôi thì không thể kè kè theo con suốt ở tuổi này được. Hôm nay tôi quyết liệt cấm thì giờ đang nằm ngủ ở nhà”, chị Hương kể lại 2 tuần trước đây.

Sang tuần này, lịch nghỉ học được tạm thời kéo dài thêm một tuần nữa, nhiều địa phương trong toàn quốc còn mạnh dạn cho nghỉ hết tháng 2. Trên một số diễn đàn phụ huynh đã lác đác có người chia sẻ "con em ở nhà kêu chán". Không đặt nặng chuyện con phải duy trì nề nếp hay bổ sung kiến thức, vừa tự an ủi con được tăng cân, nhưng đến giờ nhiều gia đình cũng muốn đưa con lại nề nếp. Hôm cuối tuần vừa rồi, một cô bạn "chat" với chị Hằng có lẽ phải nhờ cô giáo đến hướng dẫn con học, dù ý định đó cũng khó khả thi.

Rèn kế hoạch làm việc nhà, tự học

Có hai bé gái, chị Bích Thục (Hải Dương) lại tìm cách để hạn chế các con xem điện thoại và ti vi. Không chỉ yêu cầu hoàn thiện bài tập cô giáo giao trong những ngày nghỉ, chị còn lập kế hoạch cho các con làm việc nhà, từ tự dọn dẹp phòng ngủ, nấu cơm giúp bố mẹ đến lau nhà...

Chị cũng quy định rõ ràng khoảng thời gian xem tivi tối đa 2 tiếng mỗi ngày. "Vì bạn lớn phải trông bạn bé nên mình giao quyền điều hành mọi việc. Con rất thích vì được thể hiên vai trò của mình. Sau mỗi ngày, mình có đánh giá và khen thưởng, động viên con kịp thời", chị Thục nói.

{keywords}
Những lớp học vắng bóng học sinh.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Nga (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì phải chia nhau chồng làm ở nhà những ngày lẻ, vợ làm ngày chẵn để trông con. "Ở nhà, con vẫn ngủ và ăn uống như ngày thường. Học trường công, cô giáo không giao bài tập ở nhà nên chúng tôi vừa trông vừa giao bài", chị Nga nói.

Nhà có một bé lớp 2, một bé mẫu giáo nhỡ, chị cho mỗi con một bàn học. Cứ như vậy, ngồi tại bàn đọc sách, làm toán, viết lách tầm 45 phút thì ra chơi 15' với nhau.

"Cứ duy trì sáng 2 tiết, chiều 2 tiết thế là... hết ngày. Tối thì cho con chơi tự do thông qua vẽ, cắt dán, đóng kịch, nhưng đặc biệt không ra ngoài để đảm bảo an toàn", chị Nga nói.

Anh Nguyễn Trung (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chia sẻ, con được nghỉ nhưng bố mẹ vẫn phải đi làm nên vợ chồng anh cũng "điên đầu" với vấn đề trông nom. Hết cách, anh chị đành khóa cửa và giao bài tập trong sách nâng cao toán cho làm.

Mỗi ngày anh chị giao cho cậu con trai học lớp 3 khoảng 5 đề toán, tương đương 25 bài.

“Trưa mẹ đi làm về nấu cơm cho ăn rồi ngủ, chiều lại tự động dậy làm bài tập hoặc học Tiếng Anh trên Youtube. Khi hoàn thành xong thì con được cho xem hoạt hình trên Ipad 1 giờ đồng hồ. Việc này sẽ được duy trì đều đặn trong thời gian nghỉ ở nhà".

{keywords}
Một học sinh tiểu học thực hiện việc học trực tuyến ngay tại nhà.

Ngày đi làm, tối hỗ trợ con học online

Chị Thanh Hoa (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại lên kế hoạch cụ thể cho cậu con trai hiện đang học lớp 2 của một hệ thống trường tư thục có tiếng: buổi ngày cho ôn tập, tối về học online với cô giáo.

Tối ngày 10/2 là buổi đầu tiên trường tổ chức học online. Con còn quá nhỏ cho những thao tác đòi hỏi của học trực tuyến, vì vậy, anh chị phải thay nhau ngồi học cùng con. Cho đến sáng 11/2, con chị và nhóm bạn háo hức "lên mạng" học bài nhưng chờ mãi chẳng thấy "cô kêu". Hoá ra, cả nhóm "đi lạc" vào một địa chỉ (link) mà cô gửi nhầm. 

Chị Hoa cũng không đặt nặng chuyện con phải học trong thời gian này và vui vẻ hợp tác cùng nhà trường khi có phương án hỗ trợ học online. Trong lớp học hơn 30 học sinh của con chị, cũng nhiều gia đình gửi con sang ông bà, không tham gia lớp.

Trong khi đó, anh Chính, phụ huynh ở một trường tư khác thì không đồng ý với việc học online của con: Thầy cô giao bài nhiều, lại còn đánh giá, lấy điểm nữa. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày đã bận túi bụi, nên không thể kiêm thêm việc "gia sư tại gia" cho mình.

Chị Oanh, đồng nghiệp của anh Chính có 2 cô con gái đang học trường công nên bố mẹ không phải hỗ trợ con học trực tuyến. 2 con chị cũng đã lớn và được rèn kỹ năng tự học từ bé nên chị khá "nhàn" khi con nghỉ học. Tuy nhiên, con gái lớn nhà chị năm nay lại thi tốt nghiệp THPT nên thời gian nghỉ dài, cháu không khỏi lo lắng.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tư thục ở Hà Nội chia sẻ: Trong những ngày nghỉ học tránh dịch này, chỉ nên cho con học 2 thứ. Gia đình thì dạy con làm việc nhà và tổ chức cuộc sống cá nhân, như: nấu cơm, rửa bát, quét nhà, đi chợ, sắp xếp nhà cửa, vệ sinh cá nhân, đọc sách, chơi với em, lên kế hoạch cá nhân.... Còn nhà trường cho học sinh làm dự án tìm hiểu về dịch Covid-19 (bản chất, cách phòng tránh và tác động...) và thuyết trình trước lớp sau khi trở lại trường. Tiểu học thì yêu cầu ở mức tiểu học, THPT thì yêu cầu ở mức THPT. Bố mẹ cũng có thể tham gia, tạo ra không khí học tập sống động trong gia đình. Theo anh, những nội dung khác mang tính đối phó nhiều hơn nên sẽ không hiệu quả. 

Xoay xở cách ly ti vi, màn hình máy tính

{keywords}
Những phiếu bài tập được phụ huynh tự sưu tầm cho con trong ngày nghỉ phòng virus corona

Trên các diễn đàn của phụ huynh, các thành viên chia sẻ khá nhiều địa chỉ làm quen và luyện tập tiếng Anh miễn phí cho học sinh từ mẫu giáo đến THPT. Cùng với đó, các bố mẹ cũng "mách nhau" những phần mềm giám sát, hạn chế con vào mạng. Nhà chị Tâm ở Hoàng Mai (Hà Nội) có 2 con tiểu học, lâu nay không có người giúp việc, nhưng đợt này anh chị lại lắp camera ở nhà để theo dõi con từ xa; buổi trưa phân công nhau về nhà. Do công việc phải đến trụ sở, anh chị đều không thuộc thành phần 30% "vừa làm việc ở nhà vừa trông con" theo một khảo sát trên báo điện tử.

Có 2 con đang học lớp 2 và lớp 5, chị Trần Hảo (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã chủ động xin phiếu bài tập của cô và tự sưu tầm bài tập các loại, in thêm giải đố câu chữ... để con không quên kiến thức và bớt xem tivi. "Vì thực sự việc hạn chế con trong "ngồi không" nhà suốt ngày cũng là vấn đề nan giải. Tạo ra nhiều hoạt động này các con cũng không thấy nhàm chán. Hôm nay, tôi đã in đến 30 phiếu giải ô chữ và 2 cháu làm hết veo", chị Hảo chia sẻ...

Với chị Vân Ngọc, giảng viên một trường đại học, thì khoảng thời gian mẹ nghỉ, con nghỉ bất ngờ như thế này lại là dịp chị củng cố những dự định cá nhân khác. Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ Tết nối dài, chị mới kịp sắp xếp tủ sách gồm nhiều cuốn sách mang về từ New Zealand đang để ở trong kho, chuẩn bị cho thư viện sách tiếng Anh của dự án đào tạo tiếng Anh của mình. Cô con gái chị thì đã kịp đọc thêm 5 cuốn sách mới nữa. "Rèn được thói quen tự đọc cho con ngay từ bé, nên những ngày nghỉ này con có cả một thế giới say mê để khám phá", chị Vân chia sẻ.

Cho con du lịch

Trong khi đó, một số phụ huynh lại có quan điểm một, hai tuần nghỉ học cũng chỉ ngắn ngủi nên để cho con được thoải mái vui chơi, không đặt nặng chuyện ôn tập hay bổ sung kiến thức.

Cùng thời điểm diễn ra dịch bệnh, thời tiết Hà Nội vừa mưa phùn vừa lạnh. Vì vậy, ngay từ tuần nghỉ lễ đầu tiên, do công việc có thể chủ động thời gian, chị Lê Thị Hà (quận Long Biên, Hà Nội) nhanh chóng quyết định cho 3 con của mình đi du lịch. Điểm đến chị chọn là Phú Yên bởi ở đó nắng ấm chan hòa, lại cách xa vùng dịch.

“Kế hoạch du lịch là đột xuất vì chủ nhật tuần trước mình mới nghĩ đến rồi đặt vé máy bay và khách sạn, sau đó tới thứ 4 đi. Mình đi vì thấy các con nghỉ học nhiều quá, ở nhà lại kêu chán. Và mình cũng nghĩ đơn giản vào đó thời tiết nắng ấm sẽ tốt hơn vì không phải điều kiện thích hợp để dịch bệnh phát triển”, chị Hà chia sẻ.

Theo chị, một điểm khá thú vị là có thể do đợt này mọi người lo lắng mà hủy chuyến đi nhiều nên chị mua được vé máy bay rất rẻ cho cả nhà.

Thanh Hùng - Song Nguyên

Giáo viên luộc khăn, chia rau...ngày nghỉ học phòng dịch virus corona

Giáo viên luộc khăn, chia rau...ngày nghỉ học phòng dịch virus corona

- Học trò nghỉ học, còn các thầy cô vẫn tới trường trong sáng 3/2; sinh hoạt chuyên môn và còn dọn vệ sinh trường lớp.  

Tác Giả:Nhận Định Bóng Đá
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái