Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Ngày 26-9 tại Hà Nội,ệViệlịch thi đấu bóng đá giải hạng nhất anh Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: 25 năm bình thường hóa và triển vọng."
Hội thảo nhằm đánh giá quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc sau 25 năm bình thường hóa, đề xuất những kiến nghị thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững và cùng có lợi trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết 25 năm kể từ khi Việt Nam-Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (1991-2016), quan hệ hai nước đã đạt được bước phát triển dài trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
Nhân dịp này, hai bên có thể nhìn lại chặng đường đã qua, xác nhận những tiến bộ đạt được, phân tích những vấn đề còn tồn tại, định hướng và tìm giải pháp cho bước phát triển quan hệ giữa hai nước trên chặng đường tiếp theo.
Theo phó giáo sư Nguyễn Huy Quý, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao, 25 năm qua là một quá trình thay đổi từ chính sách trong thời kỳ "không bình thường" (1975-1990) sang "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện," với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
Tuy vậy, hiện nay quan hệ Việt-Trung đang tồn tại những vấn đề trên thực tế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự định vị, phương châm và tinh thần nói trên; đang đứng trước những khó khăn thử thách trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, giới nghiên cứu lý luận chính trị, ngoại giao hai nước tổng kết thực tiễn, cùng nhau trao đổi thẳng thắn với tinh thần hữu nghị, tìm ra giải pháp mở đường cho quan hệ Việt-Trung tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, vì lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, phó giáo sư Nguyễn Huy Quý nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Việt Nam là cửa ngõ ASEAN với Trung Quốc, vị thế địa lý đã làm cho quan hệ thương mại Việt-Trung là điều kiện để mở rộng quan hệ nhiều mặt ASEAN-Trung Quốc.
Từ khi bình thường hóa, quan hệ song phương giữa hai nước cũng như trong khuôn khổ hợp tác ASEAN đã có những bước tiến mạnh mẽ. Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng lớn nhất mà còn là quốc gia hàng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch với Việt Nam.
Thực hiện đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm duy trì, phát triển hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, trong đó mở rộng giao lưu kinh tế được xem là "lối mở" hợp quy với xu hướng thời đại sau khi hai nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng hai nước cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên mọi phương diện, cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau...
Cùng ngày, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc với chủ đề "Văn hóa truyền thống và hợp tác kinh tế Việt-Trung" đã được tổ chức tại Hà Nội./.
Theo TTXVN