Năm 2013,àvănNguyễnVănThọnhậngiảithưởngNhànướctrăntrởvềcuốnsáchviếtdởlịch thi đấu cúp c3 hôm nay nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với tác phẩm Quyên. Đây là tiểu thuyết đầu tay và có lẽ là tiểu thuyết cuối cùng bởi ông chia sẻ “sức khoẻ đã không cho mình cầm bút thường xuyên”.
Khát vọng trở thành nhà khoa học
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1948, quê Thái Bình, từ nhỏ đã theo cha là họa sĩ lên Hà Nội sinh sống. Ông có khát vọng trở thành nhà khoa học. Bởi lúc đấy Hà Nội còn thiếu điện, ông lại học giỏi Vật lý nên muốn làm điều gì đó cho thành phố đã cưu mang gia đình. Ước mơ đó phải tạm dừng bởi chiến tranh nổ ra, ông đi bộ đội, tham gia chiến đấu ở mặt trận tuyến đầu.
Nguyễn Văn Thọ sống trong gia đình mấy đời đều là nghệ sĩ, ông nội tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1932 - 1933, cùng thế hệ họa sĩ Hoàng Lập Ngôn, Lê Hữu Ngọc… Vì thế, Nguyễn Văn Thọ sớm có tình yêu với nghệ thuật, thấy được vẻ đẹp của hội họa. Ngay từ nhỏ ông được dạy học vẽ, song không muốn theo đuổi vì chứng kiến cuộc sống khó khăn của các cụ.
Trở về Hà Nội sau 11 năm đi lính, ông thường xuyên đọc báo, chủ yếu là Báo Văn nghệ và Báo Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Văn Thọ khi ấy chơi rất thân với vợ chồng nhà biên kịch Lưu Quang Vũ nên thích xem kịch.
Một lần, khi xem kịch trên truyền hình, thấy họ khắc họa tâm lý người lính ra trận với tâm thế hồ hởi, mang theo tinh thần đấu tranh vì đất nước, vì Tổ quốc… ông tự hỏi bản thân: Tại sao không viết một câu chuyện về những con người đã tham gia chiến trận?
Theo ông, chính người đã cầm súng mới hiểu được tại sao những người lính không muốn chiến tranh. Để lý giải cho điều đó, ông cầm bút, viết một cách chân thật nhất kể lại những câu chuyện từng nghe và chứng kiến.
Truyện ngắn của ông kể về người lính ra trận, bị thương, sau đó được giải ngũ. Nhưng anh quyết định ở lại chiến trường vì đồng đội của mình đã hy sinh hết và anh cũng là người cuối cùng nằm xuống. Nguyễn Văn Thọ muốn giải thích rõ mục tiêu chiến đấu của người lính xuất phát từ thứ tình cảm cụ thể, hơn cả tình yêu đối với đất nước - đó là tình đồng đội.
Truyện ngắn sau đó khiến nhà thơ Bế Kiến Quốc cảm động vì tính chân thực của tác phẩm. Nhà thơ Phạm Tiến Duật khi biên tập có bớt một vài chi tiết cho “hợp tình, hợp thời” rồi cho in vào số đặc biệt của báo Văn nghệ Quân đội.
Và liên tục các truyện ngắn như Muốimặnđược in trong số kỷ niệm Đại hội lần thứ XI của Đảng và Sương đêm in trong số Tết.
Hầu hết các truyện ngắn mà nhà văn Nguyễn Văn Thọ viết đều không cần biên tập, nếu có cũng chỉ sửa lỗi chính tả. Đặc biệt, các văn nghệ sĩ thời bấy giờ như nhà văn Đào Vũ, nhà thơ Phạm Tiến Duật hay gia đình nhà thơ Bế Kiến Quốc đều động viên và nhận xét ông có phong cách viết truyện ngắn.
Nhưng ông tự ý thức được ông chỉ là người viết tay ngang giữa rất nhiều những cây bút cách tân thời kỳ đổi mới. Thêm vào đó, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông buộc phải rời bỏ chức vụ Phó Chánh văn phòng Tổng công ty Muối, trở thành Đội trưởng đội lao động xuất khẩu nước ngoài. Nguyễn Văn Thọ quyết định “buông bút”.
Biết Nguyễn Văn Thọ ngừng viết, nhiều bạn bè động viên nhưng ông nhất quyết “phải tập trung vào làm kinh tế, nhà văn muốn viết tốt phải có hai ‘bản lề’, đó là thấm đẫm văn hóa dân tộc và hiểu được những vấn đề quan trọng nhất của triết học trên thế giới”. Nghĩ là làm, trong gần 10 năm sau đó, ông không viết mà chỉ đọc sách.
Trải nghiệm xứ người tạo ra tác phẩm 'Quyên'
Những năm lăn lộn ở Đức ông suy nghĩ rất nhiều rồi nhận ra, thân phận con người phụ thuộc vào vận mệnh của đất nước, dân tộc. Vì vậy, Nguyễn Văn Thọ cho rằng trách nhiệm của người cầm bút không chỉ nghĩ đến cái tôi, quyền lợi cá nhân mà phải hiểu được thân phận của đất nước để ý thức được những điều viết ra. Ông cầm bút trở lại.
Với phận người ly hương, bên cạnh việc có thu nhập tốt hơn, cũng có nhiều bi kịch xảy đến. Quan sát những người đồng cảnh ngộ, ông gửi tâm sự của mình vào câu thơ, truyện ngắn, tập trung khai thác đời sống của người Việt ở Đức.
Có lẽ vì vậy mà tiểu thuyết Quyênđược suy nghĩ thấu đáo bằng những vấn đề rất cụ thể của người Việt và nỗi đau của họ. Ông tạo ra nhân vật Quyên, nhân vật này vừa cụ thể, vừa điển hình cho tâm hồn, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam.
“Nhiều người Việt ra nước ngoài do hoàn cảnh kinh tế, gia đình tan nát hoặc gặp biến cố. Sự đứt gãy, đổ vỡ do ‘va chạm văn hóa’ cũng tạo nên những bi kịch. Điều đó được phản ánh tương đối rõ ràng và thông suốt trong Quyên. Tác phẩm cũng ca ngợi phẩm giá của người Việt”, nhà văn Nguyễn Văn Thọ bày tỏ.
Có thể nói, với nhà văn Nguyễn Văn Thọ, văn học không chỉ là nơi giãi bày tâm sự, trình bày tuyên ngôn của bản thân, mà còn để cứu rỗi, khắc phục nhược điểm trong bản ngã và vươn lên. Theo ông, muốn viết những điều tử tế, trước hết phải tập sống, rèn luyện trở thành người tử tế.
Tiểu thuyết Quyên có người thích, người chê, nhưng đại bộ phận những người tha hương đều nhận ra bóng dáng mình trong đó. Nó phản ánh tinh thần sống, khát vọng, ưu nhược điểm cũng như lòng yêu nước của họ.
Do vậy, những năm đầu Quyênđược xuất bản, cuốn sách nhận được sự ủng hộ lớn từ độc giả. Tác phẩm được Hội nhà văn Việt Nam trao giải Nhì cuộc thi Viết tiểu thuyết; dựng thành phim năm 2015. Khoảng hơn 10 vạn cuốn sách đã được xuất bản. Bản thân ông “cõng” khoảng 4.000 cuốn ra nước ngoài. Quyênhiện có mặt tại các nước như Mỹ, Canada, Nga, Đức, Ba Lan... Đặc biệt, nhờ cuốn sách, nhiều gia đình hiểu được không phải cứ đi ra nước ngoài sẽ sung sướng, nó phản ánh tính hai mặt của cuộc sống.
Nguyễn Văn Thọ thừa nhận, dù tình yêu dành cho văn học rất lớn, mỹ cảm của các con ông rất tốt song không mong chúng sẽ trở thành nhà văn. Bởi nhà văn thường khó về vật chất, tinh thần lại phải lao tâm khổ tứ và trên hết văn chương cần có duyên.
Có được giải thưởng ngày hôm nay, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói là nhờ các tác phẩm của những nhà văn đi trước để lại. Ông tự học cách đọc, tham vấn từ kỹ năng tới bút pháp của các nhà văn lớn như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khánh… Bên cạnh đó, những người bạn đồng niên, đồng lứa như nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà văn Vũ Bão, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, đặc biệt gia đình nhà thơ Bế Kiến Quốc đã là nguồn cổ vũ lớn tiếp bước cho ông trên con đường cầm bút đầy lao khổ.
Mấy năm nay, sức khỏe của ông không được tốt nên còn nhiều việc dang dở mà không thể tiếp tục.
“Hiện tôi có 4 quyển sách viết dở, đành phải dừng lại. Nhất là sau khi nhận Giải thưởng Nhà nước, tôi muốn cầm bút mà sức khoẻ không cho phép. Song tôi không hốt hoảng, vội vã hay đau khổ, viết được hay không còn do cái duyên của vũ trụ. Ngoài tuổi 70, sống thêm được một ngày thì biết hôm nay mình vui, bạn bè hạnh phúc, những người mình từng giúp đang thành công… thế là mãn nguyện”, nhà văn Nguyễn Văn Thọ bày tỏ.
Ảnh: Hà Phương
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ phải cấp cứu vì cưa điện cắt đứt nửa bàn tayNhà văn Nguyễn Văn Thọ dù nằm viện nhưng vẫn hài hước chia sẻ rằng, ông vì "nghịch dại" nên bị cưa xén đứt nửa bàn tay.