Xu thế bùng nổ của ô tô điện trên toàn cầu là không thể phủ nhận. Thậm chí,ịcáobuộcngănÚcpháttriểnôtôđiệkết quả montenegro sự bùng nổ của loại hình phương tiện xanh mới này đang gây ra những thách thức, đe dọa nghiêm trọng tới thị phần của các hãng ô tô truyền thống, buộc họ phải tìm cách để chuyển đổi sang hướng phát triển song song giữa động cơ đốt trong và động cơ điện, hay thậm chí là chuyển thẳng sang sản xuất xe điện.
Tuy nhiên, Toyota, hãng xe khá bảo thủ khi vẫn đứng ngoài xu thế phát triển xe điện nói chung của ngành ô tô thế giới, và phải chịu nhiều áp lực từ dư luận. Mới đây, Toyota lại dính vào lùm xùm cáo buộc cố ý làm chậm sự tăng tốc của ngành xe điện tại Úc.
Cụ thể, chính phủ Canberra mới đây đã cho đệ trình dự luật mang tên “Chiến lược xe điện Quốc gia”, nhằm vạch ra chặng đường đi lên của ngành công nghiệp và thị trường xe điện tại quốc gia này trong bối cảnh, toàn cầu đang "sốt" với các sản phẩm xe hơi không khí thải.
Không những vậy, đây cũng là một thông tin vô cùng quan trọng đối với cuộc chiến giảm thải khí thải gây ô nhiễm môi trường ở hàng loạt các đô thị lớn tại Úc trong nhiều thập kỷ tới.
Mấu chốt của dự luật mới còn nằm ở chỗ, nó đưa ra quy định về tiêu chuẩn khí thải của phương tiện, điều mà hiện nay Úc vẫn chưa áp dụng. Trong khi đó, Toyota lại cố gắng giảm bớt những quy định về khí thải này, kêu gọi chính phủ Úc phải bổ sung các vấn đề về tín dụng đối với khách hàng nhằm "ngó lơ" tiêu chuẩn khí thải động cơ đốt trong.
Nhiều nhóm bảo vệ môi trường đã gọi những kiến nghị của Toyota là một âm mưu để giữ nước Úc “bị mắc kẹt trong thời kỳ đen tối của xe hơi chạy xăng”.
Ít ai biết rằng, bất chấp nhu cầu về xe điện tăng cao, Toyota đã không hề bán được bất cứ một chiếc xe điện nào tại Úc trong năm 2022. Trên thế giới, xe điện chỉ chiếm 0,2% tổng sản lượng ô tô bán ra trong năm ngoái của Toyota.
Dù cho thị trường ô tô điện tại Úc chưa thể phát triển mạnh như ở châu Âu hay Bắc Mỹ, với dẫn chứng là trong tháng 1/2023, chỉ có 5,7% ô tô đăng ký mới là xe điện, song thị phần này vẫn đang liên tục tăng một cách nhanh chóng. Nhưng thay vì thích nghi với xu hướng mới, Toyota lại cố gắng trì hoãn quá trình này một cách tiêu cực.
Hiện nay, Úc và Nga gần như là hai quốc gia phát triển còn lại duy nhất, vẫn chưa áp đặt các tiêu chuẩn bắt buộc về hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Hãng xe hơi điện lớn nhất thế giới – Tesla cho biết, nước Úc đang chậm hơn 1 thập kỷ so với các quốc gia phát triển khác trong vấn đề cắt giảm khí thải từ phương tiện giao thông, vốn đang giết chết môi trường tự nhiên ở Úc mỗi ngày. Người Úc phải chi ra tới 5.000 đô la cho nhiên liệu hóa thạch mỗi năm, nhiều hơn tới 30% so với những gì họ phải trả nếu luật về tiêu chuẩn khí thải xe cộ được chính phủ đưa ra.
Tổ chức đánh giá Influence Map cho rằng Toyota hầu như không tham gia tích cực trên toàn cầu vào các chính sạch điện khí hóa lĩnh vực ô tô, thay vào đó họ lại làm ngược lại là thúc đẩy sự phát triển của xe hơi động cơ đốt trong truyền thống, bao gồm cả xe xăng lai điện Hybrid.
Trong khi đó, nhà vận động Úc – Nish Humphreys phát biểu rằng người dân nước này sẽ không hi sinh chất lượng không khí và sự an toàn của khí hậu để cho Toyota giữ thị trường xe hơi truyền thống và tiếp tục bán ra các sản phẩm của họ.
Nếu Toyota thực sự mong muốn phát triển một cách vững bền trong tương lai, có lẽ việc đầu tiên mà họ nên làm đó chính là nên tập thích nghi với thực tại hiện nay thay vì cố gắng lảng tránh nó.
Hùng Dũng (theo thedriven)
Chiến lược coi nhẹ xe điện có thể khiến CEO Toyota phải từ chứcCEO Toyota – ông Akio Toyoda - bất ngờ từ chức và chuyển giao lại quyền lực cho người kế nhiệm. Đây chính là sự kết thúc của kỷ nguyên nắm quyền của nhà Toyoda với hãng xe hơi hàng đầu thế giới. Đâu là nguyên nhân?