Toán học được coi là “ác ma học đường” vì những công thức khó nhớ,ươngphápđểhọcsinhthíchthúhơnvớimônToáchung ket cup c2 những ký tự “khó hiểu” và những bài Toán dài dằng dặc áp dụng nhiều công thức, định lý, định luật. Hầu như tất cả học sinh đều có chung một câu hỏi “học Diện tích, thống kê, xác suất, lượng giác, … có tác dụng gì trong cuộc sống? và làm cách nào để các công thức, định luật, định lý… dễ nhớ hơn?”
Hiện nay, chương trình giáo dục Phổ thông mới thay vì đánh giá theo nội dung kiến thức thì đã chuyển sang tập trung vào đánh giá năng lực người học. Sách giáo khoa vì thế cũng đưa các yếu tố thực tiễn vào mỗi bài học một cách sinh động, hấp dẫn hơn.
Để học sinh yêu thích Toán học, để học sinh phát huy sự sáng tạo và tư duy, giải quyết vấn đề, cần phải thay đổi tư duy “học Toán chỉ để đi thi”, phụ huynh cũng cần giảm áp lực, kỳ vọng lên những đứa trẻ.
Đồng thời, các giáo viên dạy Toán cần thay đổi cách dạy để phù hợp với năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh. Ngoài ra, chương trình học cần có sự phân hóa theo năng lực và đánh giá học sinh một cách toàn diện trong một quá trình, giai đoạn chứ không chỉ “chăm chăm” đánh giá kỹ năng giải Toán, điểm số bài thi. Có như vậy mới giúp học sinh phát triển các năng lực suy luận và phát hiện giải quyết vấn đề. Đây cũng chính là những năng lực giúp các em rất nhiều trong cuộc sống.
2 khó khăn của học sinh với môn Toán
Trong nhiều năm qua, tôi đã lắng nghe nhiều chia sẻ từ phụ huynh, học sinh về những vấn đề thường gặp đối với môn Toán, nhưng tựu chung lại có 2 khó khăn chính:
Thứ nhất,học sinh bị hổng kiến thức nền tảng từ lớp các lớp dưới, do chương trình môn Toán được xây dựng theo mô hình đường tròn đồng tâm, nên nếu học sinh nào bị mất nền tảng từ lớp dưới thì sẽ rất khó tiếp thu kiến thức ở lớp trên.Học sinh có thể mất phương hướng, không biết bắt đầu từ đâu, học như thế nào, điều đó dẫn đến tâm lí chán nản.
Thứ hai,học sinh học thuộc định nghĩa, công thức, thậm chí học thuộc lời giải của từng dạng bài mà không chịu tư duy, không hiểu bản chất dẫn đến không giải được các đề Toán “lạ”, tức là học sinh không có phương pháp học tập phù hợp với môn Toán.
Từ hai vấn đề nêu trên, tôi cũng đã đưa ra một số giải pháp cùng với phụ huynh và học sinh thực hiện như:
- Học sinh cần phải hiểu các khái niệm, định lí, tính chất ngay tại thời điểm mình học.
- Với những học sinh bị hổng kiến thức, học sinh cần sắp xếp thời gian bổ sung lại những kiến thức bị hổng bằng cách: tự học, nhờ giáo viên định hướng hoặc nhờ gia sư.
- Toán học là môn đòi hỏi suy luận rất cao, mục đích giải Toán là để phát triển các năng lực, vì vậy, thay vì học thuộc, học sinh cần phải suy nghĩ tìm tòi để hiểu bản chất. Trước một vấn đề Toán học, hãy đặt câu hỏi như: Bản chất là gì? Ứng dụng làm gì? Chứng minh như thế nào? Mình có thể đặt vấn đề tương tự, tổng quát hóa hay đặc biệt hóa vấn đề không? …
4 phương pháp giúp học sinh hứng thú hơn với môn Toán
Điều quan trọng nhất với nhà trường, với giáo viên là tạo được động lực và sự yêu mến của trẻ đối với môn Toán. Tôi có đề xuất một vài phương pháp và kĩ thuật:
+) Tạo sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, đặc biệt là qua các trải nghiệm thực tiễn phù hợp với khả năng của học sinh.
+) Năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, nên chương trình phù hợp với mỗi học sinh là rất quan trọng để tạo sự hứng thú. Điều này có thể đạt được thông qua dạy học bằng phương pháp khu biệt hóa, cá nhân hóa.
+) Không khí lớp học nên vui vẻ, thân thiện và cởi mở giữa thầy và trò để học sinh có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến, quan điểm. Điều này có thể đạt được bằng cách tổ chức một số trò chơi về môn Toán.
+) Một phương pháp dạy học hiện đại mà nhiều nước áp dụng đó là: Dạy học qua những dự án gắn liền với thực tế. Học sinh sẽ hứng thú hơn khi đi tìm lời giải trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời còn phát huy được nhiều năng lực khác như: phát hiện và giải quyết vấn đề, mô hình hóa, suy luận và cả kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo…
Những giải pháp trên được tôi áp dụng triệt để trong quá trình dạy học của mình. Giáo viên luôn mang đến những trải nghiệm thực tiễn, hoặc đặt ra các tình huống lạ, độc đáo hoặc “nghịch lý” để kích thích học sinh tìm tòi kiến thức mới, thay vì truyền thụ một chiều. Học sinh được thảo luận, suy nghĩ và tự tìm ra kiến thức mới với sự định hướng của giáo viên. Với các dạy học này đã giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học, khắc sâu và vận dụng kiến thức tốt hơn.
Ngoài ra, ở Trường Phổ thông Dewey, chúng tôi còn đưa ra những lộ trình học tập phù hợp với năng lực của mỗi học sinh. Đây là một việc khá khó khăn khi người giáo viên phải chăm chú quan sát học sinh của mình và “tinh tế” đưa ra mục tiêu phù hợp cho từng giai đoạn. Đồng thời linh động trong việc điều chỉnh thời gian các giai đoạn đó để học sinh không nhàm chán với kiến thức dễ hoặc chán nản khi gặp kiến thức khó.
Tôi đặc biệt hứng thú với việc triển khai việc học tập thông qua dự án. Một số dự án đã được triển khai tại trường như: “Tổ chức triển lãm tranh về các khối hình” ở lớp 6; “Thiết kế nhà xanh” ở lớp 7; “Thiết kế phòng học chức năng” ở lớp 8; “thống kê, phân tích số liệu” ở lớp 10… đã giúp học sinh có thể áp dụng các kiến thức Toán học vào thực tế.
Cụ thể với dự án “Thiết kế nhà xanh”, học sinh phải chia nhóm cùng lên ý tưởng thiết kế nhà vừa đảm bảo các tiêu chí thẩm mỹ, chi phí hợp lý, tính Toán diện tích, khối lượng nguyên vật liệu, thuyết trình về sản phẩm của mình và kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, học tập qua dự án không chỉ giúp các bạn có thêm kỹ năng Toán học mà còn tổng hợp kiến thức liên môn của nhiều bộ môn khác và hình thành các năng lực công dân toàn cầu về hợp tác, làm việc nhóm, tư duy, sáng tạo, thuyết trình…
Ths. Phạm Văn Quang - Trưởng ban Toán, Trường Phổ thông Dewey