Chính phủ Nhật Bản nói rằng,ĐạigiabándẫnNhậtBảnnóigìvềlệnhhạnchếxuấtkhẩumớgiải u21 anh 23 mặt hàng mới nhắm trực tiếp vào các thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhất hiện nay, do đó “tác động trên tổng thế với các công ty sẽ được giới hạn”.
Tokyo Electron, nhà sản xuất thiết bị đúc chip lớn nhất Nhật Bản, chuyên cung cấp các sản phẩm dùng trong quá trình lắng đọng màn film hay làm sạch tấm wafer.
“Chúng tôi không thể đưa ra bình luận về các vấn đề địa chính trị hay quy định”, đại diện công ty nói, đồng thời cho biết, hãng sẽ “phản ứng thích hợp”.
Người phát ngôn Screen Holdings, công ty sản xuất thiết bị làm sạch bán dẫn cho hay, họ sẽ “nghiên cứu nội dung của thông báo và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ”.
Biện pháp siết chặt xuất khẩu mới được cho là cũng ảnh hưởng tới Nikon, nhà sản xuất thiết bị in thạch bản dùng trong đúc chip. Theo công ty, ít nhất 1 trong số 5 mẫu thiết bị (máy quét florua argon) trong năm tài chính 2022 đã được bán cho Trung Quốc.
Đại diện Nikon thông tin, họ “vẫn đang đánh giá tác động” và sẽ “tuân thủ các quy tắc đã được đưa ra”.
Cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Washington và Bắc Kinh đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đẩy các công ty vào tình trạng không chắc chắn.
Mỹ từng loại bỏ Trung Quốc khỏi cuộc chơi mạng không dây thế hệ thứ 5 do lo ngại kế hoạch công nghiệp “Made in China 2025” của nước này. Năm 2018, công ty Mạch tích hợp Phúc Kiến Kim Hoa chuyên sản xuất chip DRAM của Trung Quốc bị đưa vào danh sách “thực thể”. Tiếp đó năm 2019, gã khổng lồ thiết bị viễn thông Huawei Technologies cũng vào danh sách đen, và gần đây nhất là SMIC năm 2020.
Hiện Mỹ đang xây dựng liên minh, chủ yếu là các quốc gia phương Tây để cô lập công nghệ Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản và Hà Lan.
Ngay sau khi Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura công bố lệnh hạn chế xuất khẩu mới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định việc “chính trị hoá, công cụ hoá và vũ khí hoá vấn đề thương mại - công nghệ sẽ gây bất ổn cho chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu”.
Theo Nikkei Asia