TheáchdulịchquốctếcầncàiứngdụngDulịchViệtNamantoànkhiđếnPhúQuốbóng đá cá cược hôm nayo đó, kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề ra, nhấn mạnh cần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện thí điểm như kiểm soát chứng nhận tiêm chủng, quản lý khách du lịch nhập, xuất cảnh…
Theo quy trình dự kiến, trước khi nhập cảnh, khách du lịch cần cài đặt ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn (Vietnam Safe Travel - VST) để khai báo hồ sơ chứng nhận tiêm chủng vắc xin cùng những thông tin y tế cần thiết để làm thủ tục tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Hệ thống của ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn sẽ sinh ra 1 mã QR để khách sử dụng để xuất trình tại cửa khẩu nhập cảnh kèm theo các giấy tờ cần thiết khác. Trường hợp khách du lịch không đáp ứng các điều kiện theo quy định có thể bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam.
Khi nhập cảnh, bên cạnh thực hiện các quy định về kiểm dịch và xuất nhập cảnh, du khách được yêu cầu luôn bật bluetooth và GPS sau khi đã cài đặt ứng dụng, khai báo y tế, kiểm soát ra vào các địa điểm trong suốt thời gian nhập cảnh. Thông tin khai báo trên ứng dụng cần đảm bảo tính chính xác, đây là cơ sở để cán bộ kiểm dịch y tế kiểm tra, đối chiếu và cán bộ kiểm soát xuất nhập cảnh xác nhận.
Trong thời gian qua Tổng cục Du lịch đã liên tục cập nhật các tính năng cho ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn, để sẵn sàng phục vụ mở cửa du lịch quốc tế, như bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh, tích hợp hệ thống chứng nhận tiêm chủng vắc xin theo tiêu chuẩn châu Âu, được thiết kế phục vụ cả khách quốc tế đến, khách ra nước ngoài và khách nội địa. Tích hợp thẻ du lịch số để hỗ trợ khách thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, thanh toán, tra cứu hồ sơ sức khỏe. Tích hợp các tiện ích khác như bản đồ số du lịch an toàn, tìm kiếm điểm đến an toàn, cập nhật thông tin dịch bệnh ở địa phương, quản lý tour du lịch, mua sắm, bảo hiểm du lịch... Ứng dụng còn có tính năng phản ánh để du khách có thể gửi phản ánh đến công ty lữ hành hay cơ quan quản lý khi gặp các vấn đề về du lịch.
Ngoài ra, ứng dụng này cũng giúp các doanh nghiệp lữ hành cung cấp dịch vụ phục vụ khách có thể cập nhật thông tin y tế cũng như hành trình, hoạt động của khách quốc tế trong thời gian đi du lịch tại Việt Nam. Các thông tin liên quan đến hành trình du lịch tại Việt Nam của khách du lịch sẽ được lưu trữ, bảo mật và chỉ được sử dụng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tăng cường ứng dụng công nghệ phục vụ đón khách an toàn, là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại hội nghị trực tuyến bàn về kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc trong thời gian tới, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Kiên Giang tổ chức vừa qua.
Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đã đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong quá trình hỗ trợ Kiên Giang xây dựng kế hoạch, phương án đón khách cũng quan tâm hỗ trợ địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ để bảo đảm đón và phục vụ khách an toàn trên địa bàn. Vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhất trí và giao Tổng cục Du lịch tổ chức tập huấn, đào tạo cho tỉnh Kiên Giang khai thác sử dụng ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn, đồng thời hỗ trợ tỉnh ứng dụng các công nghệ tốt nhất để phục vụ mở cửa đón khách quốc tế.
Như vậy, với việc Chính phủ vừa đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế trong thời gian tới theo đề xuất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn sẽ là một trong những giải pháp công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho du khách tại Việt Nam.
Lê Mỹ
Là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trực thuộc Tổng cục Du lịch, Trung tâm Thông tin du lịch đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều sản phẩm công nghệ nhằm ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo an toàn cho du khách.