TheàMaugiảmđượchơnhộnghèocậnnghèkết quả bóng đá hôm nay euroo UBND tỉnh Cà Mau, năm 2023, tỉnh có 4.900 hộ nghèo và 4.788 hộ cận nghèo. Kết quả rà soát năm 2024 cho thấy hiện còn 2.890 hộ nghèo (giảm 2.010 hộ) và 3.865 hộ cận nghèo (giảm 923 hộ).
Tổng số hộ có mức sống trung bình là hơn 5.700 hộ, với trên 22.000 nhân khẩu.
Trong năm 2024, nguồn vốn phân bổ để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh là hơn 94 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, tỉnh đã triển khai hàng loạt dự án hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm,… cho hộ nghèo, cận nghèo.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, nhìn chung kết quả giảm nghèo bình quân trên địa bàn tỉnh đạt, vượt chỉ tiêu được giao.
Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tạo bước tiến rõ rệt về sự tiến bộ và công bằng xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, ổn định mọi mặt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khó khăn.
"Khi triển khai các chính sách, một bộ phận hộ nghèo, cận nghèo đã được cải thiện về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các nguồn lực để phát triển, tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập.
Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng như nhà ở, giáo dục, nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch, bảo hiểm y tế, việc làm,…
Chương trình đã giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như việc nhận thức, hiểu rõ về trách nhiệm của bản thân để chủ động tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng", theo UBND tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh Cà Mau cũng nhận định, việc triển khai chương trình vẫn gặp một số khó khăn như đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trong độ tuổi lao động phần lớn tham gia lao động ngoài tỉnh và làm thuê tại địa phương kiếm sống hàng ngày không có thời gian tham gia học nghề.
Các bước triển khai thực hiện từng dự án còn phức tạp, rườm rà, nhiều địa phương gặp lúng túng khi vận dụng. Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp chưa đáp ứng yêu cầu.
UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị, với các hoạt động có cùng phương thức tổ chức thực hiện, cùng đối tượng tác động, chỉ khác nhau về nội dung thì các nội dung cần được lồng ghép trong cùng một hoạt động để tránh chồng chéo, gây lãng phí thời gian.
Tỉnh cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung, thay thế để tránh trường hợp trùng lặp nội dung; giảm bớt các thủ tục quy định trong triển khai thực hiện dự án, tiểu dự án, đặc biệt là các thủ tục do cấp xã hoặc người dân thực hiện.