Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >World Cup >Cái chết bí ẩn, 70 năm chưa tìm được hài cốt của hiệu trưởng trường Bưởi_web cược bóng đá uy tín

Cái chết bí ẩn, 70 năm chưa tìm được hài cốt của hiệu trưởng trường Bưởi_web cược bóng đá uy tín

2025-01-10 11:09:29 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:401lượt xem

Những ngày cuối năm,áichếtbíẩnnămchưatìmđượchàicốtcủahiệutrưởngtrườngBưởweb cược bóng đá uy tín trong căn nhà trên phố Hàng Bông, ông Dương Tự Minh (SN 1935) khẽ khàng thắp nén nhang lên bàn thờ người cha đã khuất. Sự ra đi của cha ông - Giáo sư Dương Quảng Hàm là nỗi mất mát lớn của gia đình hơn 70 năm nay.

{keywords}
Giáo sư Dương Quảng Hàm.

Lời hẹn cuối

Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898 - 1946) đỗ thủ khoa khóa đầu tiên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cụ được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng Trường Bưởi.

Cuối năm 1946, trước tình hình Toàn quốc kháng chiến sắp sửa nổ ra, theo chủ trương của chính phủ, người Hà Nội tản cư về các vùng quê. Căn nhà của Giáo sư Hàm được đục tường, thông với các nhà bên cạnh thành một lối đi cho dân quân, tự vệ luồn qua đánh du kích.

Vợ chồng Giáo sư Hàm đã đưa ba người con nhỏ: Cương, Duyên, Minh về quê Hưng Yên trước. 5 người con lớn ở lại, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ Thủ đô.

Khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra, vợ chồng Giáo sư Hàm được dân quân tự vệ dẫn đường, luồn qua các con phố đến đền Hàng Bạc rồi di chuyển ra vùng tự do bằng cách đi qua bãi đất dưới chân cầu Long Biên.

‘Hôm đó, cha mẹ tôi gặp chị Thoa (Giáo sư Lê Thi - con gái thứ 2 của vợ chồng Giáo sư Hàm) đang tham gia đội tự vệ, mang cơm nắm tiếp tế cho người dân.

Cuộc gặp chớp choáng giữa nơi mưa bom, bão đạn, chị chỉ kịp đưa cho cha mẹ hai nắm cơm rồi dặn: ‘Cậu, mợ (cha mẹ - nv) ở lại đây, sẽ có tự vệ đưa ra khỏi thành phố’, ông Dương Tự Minh xúc động chia sẻ.

Đội dân quân tự vệ có chủ trương: Đàn bà đi trước, đàn ông đi sau. Giáo sư Hàm động viên vợ: ‘Mình yên tâm, ta gặp nhau ở quê’. Nào ngờ, đó là giây phút cuối cụ bà nghe tiếng nói của chồng.

Cụ bà Trần Thị Vân vượt qua con đường nguy hiểm, luồn dưới gầm cầu Long Biên đến khu vực an toàn rồi đi đò qua bên kia sông Hồng, thẳng hướng quê nhà Phú Thị (Hưng Yên).

{keywords}
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, cụ bà Vân vẫn ngóng ngày chồng trở về.

Ròng rã mấy ngày, cụ bà Vân cũng về đến quê. Thấy bóng dáng cụ từ xa, ba người con nhỏ chạy ra, ôm chầm lấy mẹ. Ông Dương Tự Minh hỏi: ‘Cậu đâu? Sao cậu không đi cùng mợ’? Nghe con hỏi, cụ bà Vân sững sờ.

'Mãi sau này chúng tôi mới biết, trên đường đi, cụ Hàm bị phục kích rồi ngã xuống làn đạn của giặc', ông Tự Minh kể tiếp.

Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, gia đình luôn mong chờ tin tức của Giáo sư Hàm. Bao đêm ròng, cụ bà Vân thức trắng, nước mắt ướt đầm tay áo. Đến vùng nào tản cư, gặp học trò, người quen của chồng, cụ bà đều dò la tin chồng nhưng thông tin về Giáo sư Hàm vẫn bặt vô âm tín.

Giải phóng Thủ đô, cụ bà Trần Thị Vân mới thực sự tin rằng, chồng mình đã qua đời. Cụ bà lấy ngày 19/12/1946 (27/11 năm Bính Tuất - ngày toàn quốc kháng chiến) làm ngày giỗ chồng. Trong nghĩa trang họ Dương ở Hưng Yên có thêm ngôi mộ mới của Giáo sư Dương Quảng Hàm nhưng chỉ là mộ gió.

Cuộc khai quật hài cốt dưới tòa nhà

‘Hàng chục năm trôi qua, cái chết của cha tôi luôn là một ẩn số. Đến năm 1999, nhờ một số người tham gia dân quân tự vệ thời kỳ ấy xác nhận, chúng tôi mới biết, cha mất cuối tháng 12 năm 1946 nhưng sau đó thi thể cha bị đưa đi đâu không rõ. Năm 2000, cha tôi được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sĩ', ông Minh nói.

{keywords}
Lễ phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho Giáo sư Dương Quảng Hàm.

Thực hiện di nguyện của mẹ, các con Giáo sư Hàm nhiều lần tìm kiếm mộ cha.

‘Gần 20 năm trước, chúng tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm. Có người mách cha tôi bị giặc bắn vào đầu, chúng hất thi thể cụ xuống hồ trước cửa nhà thờ Liễu Giai. Dân quân tự vệ vớt lên, đưa về nghĩa trang Nhổn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chôn cất.

Cả nhà đến nghĩa trang Nhổn, thấy mộ liệt sĩ vô danh nhưng đề hi sinh năm 1948 - 1949. Trong khi đó, những người biết vụ việc cha tôi qua đời, xác nhận cụ mất năm 1946. 

Vài tháng sau, người ta lại báo ngôi mộ nằm phía sau ngôi mộ kia mới là của cụ Hàm.Tôi lên kiểm tra, đó cũng là mộ vô danh, không có gì hơn’, ông Minh cho biết thêm.

{keywords}
Ông Dương Tự Minh.

Sau đó, chị gái ông Minh nghe người ta nói, Giáo sư Hàm được chôn cất gần Bệnh viện Việt Đức. Sau này người ta xây nhà, chuyển mộ lên nghĩa trang Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội).

Lần theo chỉ dẫn lên Bất Bạt, con cháu Giáo sư Hàm tìm thấy một ngôi mộ vô danh khác. Lúc đó, kỹ thuật xác định bằng ADN chưa có, thủ tục xin khai quật mộ rất phức tạp nên các con Giáo sư Hàm đã tổ chức thăm viếng cả ba ngôi mộ, hương khói đầy đủ.

Cách đây khoảng 8 năm, tại một tòa nhà ở đường Trần Phú (Hà Nội), người ta sửa chữa tầng hầm, đào lên có nhiều bộ hài cốt dưới đó.

Một số thông tin cho rằng, trong các bộ hài cốt đó, có hài cốt Giáo sư Hàm. Để chắc chắn, con cháu Giáo sư Hàm đề nghị lấy ADN xét nghiệm. Kết quả giám định khiến gia đình một lần nữa thất vọng. Tất cả các mẫu ADN lấy từ các hài cốt dưới biệt thự không có mẫu nào trùng khớp.

'Đến giờ, các anh chị em tôi, người đã mất, người đã già yếu. Mọi tia hi vọng tìm hài cốt cha đã không còn. Dẫu vậy, năm nào chúng tôi cũng về nghĩa trang họ Dương (Hưng Yên) thắp hương cho cha mẹ.

Tôi tự an ủi mình rằng, dù không tìm được hài cốt cha nhưng danh tiếng của ông sẽ sống mãi trong lòng con cháu và mọi người’, ông Tự Minh ngậm ngùi nói.

Cuộc hôn nhân của bà chủ buôn vải và hiệu trưởng trường Bưởi

Cuộc hôn nhân của bà chủ buôn vải và hiệu trưởng trường Bưởi

 Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.

Tác Giả:World Cup
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái