Đẩy mạnh học tập,úpđỡhọcsinhnghèsoi keo brighton làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ trường THCS Quang Trung (xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng) đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ. Và mô hình “Chung tay giúp đỡ học sinh nghèo”của chi bộ nhà trường đã giúp cho nhiều em học sinh được tiếp tục cắp sách đến trường, nhiều học sinh chậm tiến đã tiến bộ hơn, theo kịp bạn bè…
Trường THCS Quang Trung vận động học sinh tặng sách cũ để trao cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn Ảnh: T.THẢO
Trường THCS Quang Trung nay đã thay đổi lớn về diện mạo, trường lớp, cơ sở vật chất dạy và học được đầu tư bài bản. Thầy Nguyễn Viết Sử, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường vừa mới được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2015. Trường lớp đã khang trang, nhưng nỗi trăn trở lớn nhất của nhà trường vẫn là điều kiện đến trường học tập của các em. “Ở xã Hưng Hòa, tỷ lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều lắm. Lo được việc học hành cho các em là sự cố gắng lớn của cha mẹ. Và trong số đó, có những hoàn cảnh rất đáng thương. Nhiều em mồ côi cha mẹ phải ở với ông bà, có em thì do gia đình quá đông con… Vì vậy, chung tay chăm lo cho các em cả về vật chất, tinh thần, lẫn chất lượng học tập là điều mà nhà trường luôn chú trọng”, thầy Sử nói.
Xuất phát từ thực tế đó, những năm qua, Chi bộ trường THCS Quang Trung đã xây dựng mô hình “Chung tay giúp đỡ học sinh nghèo” để thiết thực làm theo Bác. Thầy Nguyễn Viết Sử cho biết, chi ủy xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện mô hình này đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong chi bộ; đồng thời vận động đến đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cùng chung tay góp sức, quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm giúp cán bộ, đảng viên, giáo viên nói chung, nhất là cán bộ lãnh đạo, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu trong công tác, sinh hoạt, có trách nhiệm đối với học sinh, đặc biệt là học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn để giúp các em vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục học tập.
Thực hiện mô hình này, mỗi đảng viên của nhà trường sẽ gắn bó từ 1 đến 2 học sinh. Theo đó, đảng viên thường xuyên đến gia đình để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần. Điển hình trong thực hiện mô hình này là cô giáo Trịnh Thị Hằng. Mỗi năm, cô đều nhận giúp đỡ từ 1 đến 2 học sinh khó khăn như em Nguyễn Xuân Sỹ, Lê Trọng Hữu... Cô Trịnh Thị Hằng chia sẻ: “Cái nghèo thường đi kèm với cái khó. Vì vậy, các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì thường đa phần có học lực kém hơn. Có điều kiện đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em mới thấy các em đáng thương lắm. Với trách nhiệm của một nhà giáo, tôi luôn nỗ lực hết sức mình để chung tay, góp sức giúp đỡ em, chỉ mong các em vượt qua khó khăn, có sức học ngang bằng bạn bè cùng trang lứa. Có như vậy, tương lai mới rộng mở với các em. Việc tận tình giúp đỡ, các em ngày càng trưởng thành thì bản thân tôi cảm thấy rất phấn khởi. Đây chính là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu hơn, giúp đỡ các em nhiều hơn”.
Theo đánh giá của thầy Nguyễn Viết Sử, qua việc thực hiện mô hình “Chung tay giúp đỡ học sinh nghèo” đã giúp cán bộ, giáo viên nhà trường ý thức được vai trò quan trọng của việc học tập và làm theo Bác. Điều này cũng đã tạo động lực để đội ngũ giáo viên phấn đấu, trau dồi phẩm chất đạo đức, yêu nghề, mến trẻ, hăng say, nhiệt huyết với công việc. Việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua của ngành về thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”… đem lại hiệu quả thiết thực hơn.
Có thể nói, với các mô hình làm theo Bác hiệu quả và thiết thực như “Chung tay giúp đỡ học sinh nghèo”, trường THCS Quang Trung đã tạo sự lan tỏa rộng khắp trong đổi mới tư duy và hành động của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh. Đây cũng chính là tiền đề vững chắc cho nhà trường trong thực hiện mục tiêu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” như lời Bác Hồ dạy.
Thực hiện mô hình “Chung tay giúp đỡ học sinh nghèo”, hàng tháng 20 đảng viên trong chi bộ nhà trường nhận phụ đạo cho 20 học sinh nghèo, khó khăn có học lực hạn chế. Năm 2016, các đảng viên trong chi bộ đóng góp và vận động thêm hội phụ huynh học sinh, Hội Chữ thập đỏ nhà trường ủng hộ được 9,4 triệu đồng để mua sách vở, quần áo tặng cho các em học sinh