Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác dân số và phát triển năm 2023 cho các học viên là lãnh đạo phòng chuyên môn thực hiện công tác dân số thuộc Trung tâm Y tế 10 huyện,ằngtậphuấnnângcaonănglựcquảnlýcôngtácdânsốvàpháttriểkết quả bóng đá ngoại hạng tây ban nha thành phố và cán bộ dân số xã của 161 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tại lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ Dân số - KHHGĐ tuyến cơ sở được truyền đạt một số nội dung cơ bản về công tác dân số và phát triển; quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; Các kỹ năng truyền thông dân số trong giai đoạn hiện nay; phương pháp thu thập thông tin trong Dân số-KHHGĐ...
Các học viên cũng được tập huấn một số nhiệm vụ chuyên môn công tác dân số tại xã, phường, thị trấn, như: quản lý hậu cần phương tiện tránh thai; phòng chống mất cân bằng giới tính khi sinh; quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn; quản lý, theo dõi về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; thực hiện Nghị định số 39 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số…
Công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng hiện dần chuyển trọng tâm từ Dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển. Mức sinh của tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số này gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2015 - 2019, Cao Bằng là 1 trong 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,45 con/phụ nữ (cao hơn mức sinh thay thế là 2,1 con).
Kết quả giảm sinh của tỉnh được đánh giá là chưa bền vững, có sự chênh lệch mức sinh giữa các địa phương trong tỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội, vì vậy rất cần giải pháp đồng bộ, hiệu quả để điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng.
Chương trình tập huấn là hoạt động thiết thực, bổ ích cho hoạt động chuyên môn thực tiễn của cán bộ y tế - dân số ở cơ sở.
Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các hoạt động chủ yếu được nêu trong hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện Nội dung 2 Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, việc nâng cao năng lực quản lý dân số này gồm: Triển khai đồng bộ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong công tác dân số theo công văn của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.
Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá, quản lý.
Tan máu bẩm sinh như 'bom nổ chậm' ảnh hưởng chất lượng dân số miền núiCó thể coi bệnh tan máu bẩm sinh là "quả bom nổ chậm" làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn tài chính quốc gia. Tư vấn, sàng lọc trước hôn nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh này.