TheựánBLêTrựcvàvaitròcủaCôngtyKinhĐôkết quả bóng đá mới nhất hôm nayo báo cáo gửi Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, UBND TP Hà Nội cho biết, từ năm 1999 đến nay Công ty cổ phần May Lê Trực là đơn vị đang quản lý, sử dụng đất tại số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Báo cáo của Hà Nội và sự vắng mặt của Công ty Kinh Đô TCI
Ngày 30/9, theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo gửi Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình.
Theo báo cáo, UBND TP Hà Nội cho biết, khu đất không nằm trong ranh giới Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013).
Diện tích khu đất là 5.936,4 m2, có nguồn gốc là đất sản xuất do Công ty May Chiến Thắng quản lý, sử dụng từ năm 1968. Hợp đồng thuê đất số 216-245.98/ĐC-HĐTĐ ngày 14/8/1998.
Hiện nay, Công ty cổ phần May Lê Trực là đơn vị đang quản lý, sử dụng đất tại số 8B Lê Trực theo quy định của pháp luật (trong đó diện tích được chuyển mục đích xây dựng công trình là 3.785m2, diện tích đất còn lại Thành phố thu hồi để xây dựng đường giao thông).
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hiện trạng ô đất, UBND Thành phố đã có Văn bản số 4335/UBND-NNĐC ngày 09/8/2007 chấp thuận về nguyên tắc cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực được chuyển mục đích sử dụng phần đất nằm ngoài phạm vi mở đường để lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở bán và cho thuê.
Trên cơ sở báo cáo, UBND TP Hà Nội khẳng định, “hồ sơ cấp phép xây dựng đã được giải quyết tuân thủ Luật Xây dựng 2003 và các quy định của pháp luật; Phương án thiết kế cấp Giấy phép xây dựng phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc đã được chấp thuận”.
Dự án đã có nhiều sai phạm và trách nhiệm chính là…chủ đầu tư. “Những vi phạm xây dựng của Chủ đầu tư về quy mô, khối tích công trình cả về chiều cao và chiều rộng là vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc khu vực”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, trong báo cáo của UBND TP Hà Nội, tuyệt nhiên không hề đề cập đến Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phát triển thương mại Kinh Đô (Kinh đô TCI Group), chủ đầu tư của dự án này. Tại báo cáo, có nhắc đến vai trò của cá nhân ông Trần Đức Minh, Chủ tịch công ty Kinh Đô TCI. Đáng chú ý là, ông Minh cũng là chủ tịch của Công ty cổ phần may Lê Trực. Từ đây, công luận cũng đặt ra câu hỏi về vai trò của Công ty Kinh Đô TCI và sự đổi chủ tại dự án?
Báo cáo của Hà Nội nêu rõ, ngày 31/3/2013, Văn phòng Chính phủ có công văn số 2516/VPCP-KTN (kèm đơn của ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần may Lê Trực) chuyển đơn của ông Trần Đức Minh đến UBND Thành phố để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc triển khai dự án.
Ông Minh cũng là người có tên trong biên bản làm việc ngày 28/5/2014 giữa Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên và chủ đầu tư. Tại cuộc làm việc này, các bên đã “ghi nhận các nội dung vi phạm đối với công trình đang thi công xây dựng”.
Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình đã lập Biên bản vi phạm hành chính và bàn giao biên bản đối với các bên, yêu cầu chủ đầu tư đình chỉ nghiêm túc công trình xây dựng.
“Ông chủ” của dự án là ai?
Theo lời giới thiệu trên http://kinhdotcigroup.com, Dự án “Trung tâm Thương mại - văn phòng - nhà ở, cho thuê” do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phát triển thương mại Kinh Đô (Kinh đô TCI Group) làm chủ đầu tư. Được biết Kinh Đô TCI Group hoạt động trong lĩnh vực bất động sản bao gồm: Xây dựng, đầu tư, phát triển dịch vụ, thương mại, tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội.
Được thành lập năm 1997, Kinh Đô TCI đã nhanh chóng phát triển trở thành một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực Bất động sản. Hiện tại quy mô của Kinh Đô TCI Group được mở rộng hơn 200 cán bộ nhân viên và với 8 công ty thành viên bao gồm: Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển thương mại Kinh Đô, Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy, Công ty khách sạn Kinh Đô, Công ty CP doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Công ty CP phát triển công nghệ cao Hà Nội, Công ty CP may Lê Trực, Công ty CP Nam Thái, Công ty CP đầu tư xây dựng thương mại Discovery, Công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Hà Nội.
Từ năm 2011 đến nay, Kinh Đô TCI Group đầu tư mạnh vào bất động sản với điểm nhấn là những dự án cao cấp tọa lạc tại trung tâm Hà Nội. Có thể kể đến như: dự án Discovery Complex I (302 Xuân Thủy - Cầu Giấy); dự án The Capital Garden (102 Trường Chinh - Đống Đa); dự án Discovery Complex II (8B Lê Trực - Ba Đình)...
Dù nổi lên khá mạnh trong thời gian gần đây tuy nhiên cái tên Kinh Đô TCI Group một thời cũng mang đầy "tai tiếng" với những vụ lùm xùm quanh tòa nhà Kinh Đô Tower 93 Lò Đúc. Theo phản ánh của người dân, Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô đã xây dựng trái phép các tầng 23, 28, 29, 30 và gần đây tiếp tục xây dựng chiếm mất lối đi tầng G thuộc diện tích sử dụng chung của tòa nhà (sân thượng của tòa nhà).
Không những vậy, công ty này còn tự ý xây kho chứa ga trên diện tích lưu thông thoát hiểm phía sau tòa nhà mà không được sự đồng ý của người dân sống tại đây; cải tạo tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán…
Liên quan đến những vấn đề trên, tổng Thanh tra Chính phủ đã đề nghị cơ quan chức năng TP Hà Nội khẩn trương tháo dỡ tầng 30, toàn bộ hạng mục xây dựng trái phép, trả lại hiện trạng, mục tiêu xây dựng ban đầu là tầng sinh hoạt chung cho các hộ dân, báo cáo trước 30/5.
Hồng Khanh
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo vụ 8B Lê Trực