Báo cáo của Cushman & Wakefield tiếp tục đưa đường Đồng Khởi (quận 1,ĐườngĐồngKhởiởTPHCMcógiáthuêmặtbằngtrongnhómcaonhấtthếgiớxem bóng đá trực tiếp đêm nay TPHCM) vào nhóm có giá thuê mặt bằng cao nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu.
Theo đơn vị này, giá thuê mặt bằng tại Đồng Khởi đạt 330 USD/m2/tháng (tương đương khoảng 8 triệu đồng/m2/tháng), tăng 32% so với trước dịch nhưng giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do đồng nội tệ biến động giá so với đồng USD.
Khảo sát của phóng viên báo Dân trítrên một số trang rao bán, cho thuê nhà đất, giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi đều ở mức vài trăm triệu đồng mỗi tháng, tùy diện tích.
Một căn góc, 2 mặt tiền, 1 trệt 1 lầu, diện tích 236m2 được rao cho thuê 550 triệu đồng/tháng. Hay một căn góc khác có diện tích 250m2, được rao 400 triệu đồng/tháng. Thông tin tổng hợp cho thấy giá rao cho thuê phổ biến ở đường Đồng Khởi thời gian gần đây khoảng 300 triệu đồng/tháng, cao nhất lên tới 600 triệu đồng/tháng.
Tại mặt đường Đồng Khởi, khách thuê phần lớn là các thương hiệu xa xỉ hoặc khách sạn cao cấp. Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, cho biết Đồng Khởi là một trong những con phố sầm uất và nổi tiếng nhất tại trung tâm TPHCM, gần nhiều khách sạn cao cấp và các điểm du lịch nổi tiếng, giúp thu hút lượng khách hàng tiêu dùng cao cấp tiềm năng lớn.
Nhiều thương hiệu xa xỉ đã chọn Đồng Khởi làm địa điểm để mở cửa hàng và định vị thương hiệu của mình tại Việt Nam. Việc có mặt trên con phố này giúp các thương hiệu xa xỉ không chỉ tiếp cận được với khách hàng mục tiêu mà còn duy trì và nâng cao hình ảnh.
Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Tràng Tiền được ghi nhận là con phố có mức giá thuê mặt bằng bán lẻ cao thứ 18 trong khu vực. Giá thuê mặt bằng phố Tràng Tiền đạt 300 USD/m2/tháng, tương đương khoảng 7,8 triệu đồng.
Kể từ khi trung tâm thương mại đầu tiên của Việt Nam mở cửa, bao gồm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội và Thương xá Tax ở TPHCM, tổng nguồn cung bán lẻ đã bắt đầu với khoảng 30.000m2. Theo báo cáo, giai đoạn 1996-2019, trung bình mỗi năm thị trường chào đón 97.000m2 sàn bán lẻ gia nhập vào thị trường.
Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ có dấu hiệu chững lại về nguồn cung, đặc biệt là khu vực lõi trung tâm, điều này thúc đẩy giá thuê. Đến quý III năm nay, tổng nguồn cung bán lẻ cả 2 thành phố đạt khoảng 2,56 triệu m2.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại TPHCM - cho biết sau một khoảng thời gian dài yên ắng và chịu tác động của đại dịch, đến nay các nhãn hàng đã dần lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trong việc mở rộng chuỗi cửa hàng của mình.
Thống kê của CBRE trên tổng số giao dịch trên thị trường trong 3 năm vừa qua ghi nhận sự mở rộng chủ yếu đến từ các nhãn hàng F&B (thực phẩm và đồ uống, chiếm đến 35%), theo sau đó là các nhãn hàng thời trang & phụ kiện (33%).
Ngành hàng Lifestyle (Phong cách sống) đứng thứ 3 với 13%, cũng đang dần vươn lên. Đây là ngành hàng có xu hướng phát triển khá mạnh ở nước ngoài và dần lan rộng ở Việt Nam, với diện tích kinh doanh mỗi cửa hàng cũng ngày càng lớn hơn, có thể lên đến 1.000m2.